19 thg 9, 2020

Thuốc Piascledine trị nha chu, viêm khớp

Tìm hiểu thuốc Piascledine trị nha chu, viêm khớp

Thuốc Piascledine được chỉ định dùng điều trị cho bệnh nhân nha chu, bị viêm khớp hoặc các triệu chứng mãn kinh. Để thuốc phát huy hiệu quả tốt, tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân cần phải tìm hiểu kỹ thông tin của thuốc Piascledine trước khi dùng.

THÔNG TIN VỀ THUỐC PIASCLEDINE

 Giới thiệu thuốc Piascledine điều trị nha chu và viêm khớp
Thuốc được bào chế dạng viên nén, nằm trong nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm và trị bệnh xương khớp. Mỗi sản phẩm được đóng gói 1 hộp gồm 1 vỉ x 15 viên.
Thuốc được làm từ thành phần chủ yếu là dầu quả bơ cùng dầu đậu nành. Bên cạnh đó, nó còn chứa tá dược vừa đủ trong 1 viên thuốc.
Piascledine hiện đang được bán ở các nhà thuốc, đại lý bán lẻ với giá từ 150.000đ - 200.000 đồng một hộp 15 viên. Mức giá có thể thay đổi theo địa chỉ phân phối và thời điểm.
Thuốc Piascledine điều trị nha chu và viêm khớp
Thuốc Piascledine điều trị nha chu và viêm khớp
 Tác dụng của Piascledine
Piascledine có công dụng đa dạng, có thể dùng trong điều trị bệnh nha chu, bệnh thấp khớp, hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp cũng như các triệu chứng của mãn kinh.
 Piascledine có chống chỉ định không?
- Thuốc này không được khuyến cáo dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với thành phần nào trong nó.
- Bên cạnh đó, thuốc cũng không dùng cho đối tượng suy gan, suy thận.
 Hướng dẫn sử dụng Piascledine
Nên dùng Piascledine sau bữa ăn 30 phút cùng nước lọc. Liều dùng bình thường được khuyên là mỗi ngày 1 viên, dùng kéo dài trong suốt 3 – 6 tháng để cải thiện bệnh.
 Cách bảo quản Piascledine
Đối với thuốc Piascledine, bạn nên bảo quản trong hộp thuốc khi không sử dụng, trong điều kiện môi trường nhiệt độ không được quá 25 độ C.
Không được để thuốc dưới ánh nắng trực tiếp, nơi có độ ẩm cao. Và trước khi dùng thuốc, bệnh nhân hãy kiểm tra xem thuốc có những dấu hiệu hư hỏng hay bất thường nào không. Nếu hết hạn phải xử lý đúng theo thông tin trên bao vì để hạn chế gây tác động xấu tới môi trường.
==> Tìm hiểu thêm: Viêm họng có thể dẫn đến viêm khớp không?

CÁC VẤN ĐỀ LƯU Ý KHI DÙNG PIASCLEDINE

1. Khuyến cáo cho người bệnh

- Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn xuất hiện dấu hiệu mẫn cảm với thành phần trong thuốc Piascledine hoặc đã từng bị dị ứng thuốc.
Thận trọng khi dị ứng với thành phần của Piascledine
Thận trọng khi dị ứng với thành phần của Piascledine
- Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy có biểu hiện khác lạ, hãy nói ngay với bác sĩ kể cả trường hợp đang mang bầu hoặc cho con bú.
- Nên liệt kê những loại thuốc bạn đang uống, ngay cả đó là thảo dược, vitamin, thuốc đông y hay thuốc không được kê toa,…

2. Tác dụng phụ của Piascledine

Với thuốc Piascledine, bệnh nhân ít khi gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên, một số ít trường hợp vẫn gặp vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng.
Bên cạnh đó, tùy từng cơ địa mà bạn có khả năng gặp những biểu hiện bất thường khác. Những triệu chứng phụ do Piascledine thường khó kiểm soát, vì vậy không được chủ quan, mà hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

3. Tương tác của thuốc

Khi có tương tác, thuốc sẽ bị thay đổi cơ chế hoạt động của nó hoặc các loại thuốc khác. Tuy nhiên, chỉ những người chuyên môn mới có thể cân nhắc tương tác một cách tốt nhất.
Đó là lý do vì sao bạn nên cho bác sĩ biết về các loại thuốc đang dùng, bao gồm: thuốc không theo đơn, theo đơn, thuốc đông y, thảo dược, thực phẩm chức năng, khoáng chất, vitamin,…

4. Xử lý khi thiếu hoặc quá liều

Việc dùng thuốc đầy đủ và đúng liều lượng chính là điều kiện để nó phát huy công dụng tối đa. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu hoặc quá liều, bạn cần có cách xử lý như sau:
- Nếu thiếu liều, hãy uống bù ngay khi nhớ ra. Nhưng không được uống 2 liều sát giờ nhau, không gấp đôi liều. Trường hợp trễ 1 – 2 giờ thì mới nên bổ sung lại.
- Nếu quá liều, bạn có thể gặp nhiều tác dụng phụ nguy hiểm mà không thể lường trước được. Vì vậy, hãy đến gặp bác sĩ ngay để có phương án chăm sóc, khắc phục tốt nhất.

5. Trường hợp nên ngưng dùng thuốc

 Khi có phản ứng bất thường
 Dùng thuốc Piascledine trong 10 ngày nhưng không có hiệu quả cải thiện
 Khi được bác sĩ yêu cầu ngừng uống Piascledine
Trường hợp nên ngưng dùng thuốc Piascledine
Trường hợp nên ngưng dùng thuốc Piascledine
Thông tin trên đây về thuốc Piascledine chỉ đem lại giá trị tham khảo và hoàn toàn không thay thế cho hướng dẫn từ nhân viên y tế/ bác sĩ/ dược sĩ. Vì vậy, chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu khuyên bạn nên đi khám lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán bệnh để có đơn thuốc Piascledine cụ thể và phù hợp nhất.
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ và đúng hơn về thuốc Piascledine. Nếu còn các thắc mắc liên quan, đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp cho bác sĩ để được hỗ trợ bạn nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét