29 thg 6, 2020

Thuốc Erimcan bổ sung canxi phòng ngừa tim mạch

Thuốc Erimcan – Bổ sung canxi cho cơ thể

Bạn đang trong tình trạng cơ thể bị thiếu canxi. Bạn đang muốn sung canxi cho bằng thuốc điều trị. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây về thuốc Erimcan để sử dụng an toàn và hiệu quả.

TÌM HIỂU VỀ THUỐC ERIMCAN

Thuốc Erimcan được chỉ định dùng trong những trường hợp thiếu canxi. Với thông tin khái quát sau:
Tên hoạt chất: Calci Lacta
Tên biệt dược: PM Kiddiecal, Meza-Calci, Briozcal.
Thuộc nhóm: Khoáng chất và vitamin
Thuốc dạng: Viên nén bao phim
Thuốc Erimcan
Thuốc Erimcan

Các thành phần của thuốc

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang và thuộc nhóm vitamin và khoáng chất. Thành phần của thuốc bao gồm các hoạt chất với hàm lượng sau:
Calcium lactate: 271,8mg
Calcium gluconate: 240mg
Calcium carbonate kết tinh: 240mg
Ergocalciferol: 0,118mg

Đối tượng được dùng thuốc

Dựa trên nghiên cứu lâm sàng, thuốc chỉ có tác dụng đối với những đối tượng sau:
- Thiếu hụt canxi và cần được bổ sung canxi
- Phòng ngừa các bệnh lý tim mạch và giảm lipid máu
- Ngăn ngừa nguy cơ loãng xương ở người lớn tuổi và phụ nữ tiền mãn kinh.
- Hỗ trợ và điều trị các bệnh cảm cúm và cảm lạnh
- Tăng sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch
- Giảm căng thẳng và mệt mỏi đối với những người hoạt động trí óc

Cách dùng và liều lượng

Thuốc ở dạng viên nén nên được sử dụng bằng đường uống. Người bệnh có thể nuốt trôi nguyên viên với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Không nên nghiền hoặc nhai nát viên thuốc.
Tùy vào vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng sử dụng thích hợp.
Đối với người lớn uống 2 viên trước khi đi ngủ. Nếu chưa đạt hiệu quả, bác sĩ có thể tăng liều cho người bệnh.
Đối với trẻ em: Uống mỗi ngày 1 viên. Liều của trẻ em thấp hơn sơ với người lớn do cơ thể của trẻ chưa phát triển hoàn toàn nên khả năng hấp thụ và phân giải thuốc thấp hơn.
Uống nguyên viên thuốc với nước lọc
Uống nguyên viên thuốc với nước lọc

Bảo quản thuốc

Thuốc được bảo quản tốt nhất trong môi trường thoáng mát, tránh đặt thuốc ở nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc ẩm mốc.
Đặc biệt nên để thuốc xa tầm tay trẻ em

NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC

Đối tượng không được dùng thuốc Erimcan

Bên cạnh những đối tượng được chỉ định dùng thuốc thì sẽ có những trường hợp được cảnh báo không nên dùng thuốc. Để hạn chế tác dụng phụ, người bệnh cần chú ý tránh sử dụng trong trường hợp sau:
- Bệnh nhân bị mẫn cảm với 1 trong những thành phần chứa trong thuốc.
- Có tiền sử bị sỏi thận và suy thận
- Người bệnh bị chứng tăng canxi huyết

Tác dụng phụ

Thuốc được sử dụng khá hiệu quả cho người bệnh rối loạn hấp thu canxi. Tuy nhiên, trong quá trình uống thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ:
Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi
Nổi ban, đỏ da và nóng trong người
Buồn nôn và nôn
Rối loạn chức năng tim
Nguy cơ gây sỏi thận
Tiết mồ hôi nhiều và khó chịu
Những triệu chứng này sẽ biến mất khi bệnh nhân ngưng dùng thuốc. Nhưng để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên liên hệ với y bác sĩ nhằm xử lý kịp thời.

Có sự tương tác khi sử dụng với thuốc khác

Cần chú ý khi dùng Erimcan với các loại thuốc lợi tiểu và thuốc có cơ chế hoạt động đối nghịch với calci. Vì sự tương tác của thuốc sẽ làm giảm hiệu quả bổ sung thiếu hụt canxi cho cơ thể.
Đồng thời cần tránh dụng dùng cùng lúc với tetracyclin. Do canxi có thể làm ức chế quá trình hấp thu tetracyclin.

Làm sao để nhận biết cơ thể đang thiếu canxi

Canxi là một trong những dưỡng chất rất cần cho cơ thể. Thiếu canxi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ xương và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần cung cấp đầy đủ canxi cho cơ thể.
Tuy nhiên, làm sao để nhận biết được cơ thể đang thiếu canxi? Nếu bạn đang cảm thấy cơ thể xuất hiện 1 trong 3 dấu hiệu sau thì cần bổ sung canxi kịp thời:
- Hệ xương, răng yếu, móng tay giòn và dễ gãy
- Hệ miễn dịch suy yếu và dễ mắc bệnh
- Thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi và stress
Bệnh nhân cần cung cấp canxi cho cơ thể bằng thuốc Erimcan nhưng phải dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA
Các bệnh nhân đang sử dụng chế phẩm có chứa vitamin D nên hạn chế dùng thuốc nhằm tránh tình trạng ngộ độc vitamin D.
Thuốc Erimcan được phép dùng cho phụ nữ mang thai với liều lượng thông dụng. Tuy không gây hại cho mẹ và bé nhưng cũng không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây những tác dụng ngoài ý muốn.
Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú nên dùng thuốc theo sự hướng dẫn của y bác sĩ.
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai
Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai
Chuyên gia của Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu nhận định, thuốc chỉ đạt hiệu quả cao khi bệnh nhân sử dụng thuốc đúng liều, không nên dùng thiếu hoặc quá liều.
Ngoài việc dùng thuốc điều trị, bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để bổ sung canxi một cách tự nhiên nhất.
Trên đây là những thông tin về thuốc Erimcan, mong rằng sẽ mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích.

Thuốc Corticosteroid - Công dụng và cách hoạt động của thuốc

Thuốc Corticoid là gì và có những dạng nào? Lưu ý gì khi dùng?

Là một trong những nhóm thuốc mang đến tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch, dùng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Thuốc Corticoid hay còn gọi là Corticosteroid có tác dụng chữa trị những vấn đề viêm sưng hay gặp của bệnh da liễu. Nhóm hoạt chất này chỉ được sử dụng khi có hướng dẫn từ bác sĩ.

CORTICOID LÀ GÌ VÀ CÓ NHỮNG DẠNG NÀO?

1. Thuốc Corticoid là gì?

Corticoid có tên gọi hoạt chất là Corticosteroid, được phân vào nhóm thuốc kháng viêm. Corticosteroid thực chất là nhóm hoạt chất hóa học bao gồm các hormoon steroid. Nó thường được tổng hợp thông qua cách dùng vỏ thượng thận từ một số loài động vật xương sống và tổng hợp nên. Corticoid được biết đến từ năm 1950, bắt đầu đưa vào thị trường thương mại từ những năm 1980.
Corticoid là gì?
Corticoid là gì?
4 nhóm hoạt chất chính của Corticosteroid có hoạt lực khác nhau, gồm:
Nhóm A – là các loại Hydrocortisone, có một số biệt dược sau
- Methylprednisolone
- Hoạt chất Cortisone axetat
- Hydrocortisone axetat
- Hoạt chất Hydrocortisone
- Prednisolone
- Tixocortol pivalate
- Prednisone
- Prednisolone
Nhóm B – là các loại Acetonides, có một số biệt dược
- Budesonide
- Hoạt chất Amcinonide
- Desonide
- Fluocinolone Acetonide
- Hoạt chất Fluocinonide
- Mometasone
- Triamcinolone Acetonide
- Hoạt chất Halcinonide
- Triamcinolone Alcohol
Nhóm C – là các loại Betamethasone, có một số biệt dược
- Fluocortolone
- Betamethasone/ Dexamethasone Sodium Phosphate
- Dexamethasone
- Hoạt chất Betamethasone
Nhóm D, được chia thành 2 phân nhóm nhỏ, gồm nhóm D1 Halogenated cùng D2 tiền dược Esters
Đặc điểm chung của 2 nhóm nhỏ này là đều kém bền vững. CỤ thể về biệt dược mỗi nhóm như sau:
- Nhóm D1: Halometasone, Hoạt chất Hydrocortisone – 17 – valerate, Hoạt chất Alclometasone Dipropionate, Betamethasone Dipropionate, Betamethasone Valerate,…
- Nhóm D2: Hydrocortisone – 17 – Aceponate, Hoạt chất Hydrocortisone – 17 – butyrate, Hoạt chất Prednicarbate và Hydrocortisone – 17 – Buteprate.

2. Mức độ hoạt động của thuốcCorticoid

- Corticoid nhóm 1 có hoạt lực siêu mạnh, nó bao gồm thuốc bôi hay kem mỡ có chứa Halobetasol propionate 0,05; Clobetasol Propionate 0,05 và betamethasone dipropionate 0,05.
- Corticoid nhóm 2 và nhóm 3 hoạt lực mạnh, bao gồm một số thuốc mỡ có chứa Hacinonide 0,1; Betamethasone dipropionat 0,05; Diflorasone diacetate 0,05; Desoximetasone 0,25; Betamethason dipropionate 0,05; Triamcinolone acetonide 0,5 và Bethamethason dipropionate 0,05.
- Corticoid nhóm 4, nhóm 5, hoạt lực vừa, bao gồm một số thuốc mỡ chứa Flurandrenolide 0,05; Betamethazon benzoate 0,025; Fluocinolon acetonide 0,025, Betamethason valerate 0,1 và Clocortolone pivalate 0,1.
- Corticoid nhóm 6, nhóm 7, hoạt lực nhẹ, bao gồm một số thuốc mỡ chứa Methyl prednisolon 0,25 và Bethamethason valerate 0,2;…

3. Những dạng Corticosteroid thường gặp

Thông thường, chúng ta sẽ sử dụng Corticosteroid ở những dạng: Dạng uống, dạng tiêm, kem bôi, thuốc bôi ngoài da chẳng hạn như thuốc mỡ, Corticoid dạng xông hít.

4. Thuốc Corticosteroid có công dụng gì?

Corticoid mang đến khá nhiều công dụng khác nhau, phụ thuộc vào mục đích sử dụng mà nó được chỉ định cho một số trường hợp thường gặp nhất như sau:
- Dùng để chống viêm trong thời gian ngắn cho những trường hợp cần được chống viêm mạch.
- Dùng để điều trị các bệnh ngoài da với những triệu chứng như tình trạng nấm, bệnh viêm da, khô da, những vấn đề bên ngoài da đang có tình trạng sừng hóa.
- Góp phần hỗ trợ điều hòa và chuyển hóa các chất, giúp điều hòa chức năng hệ thần kinh ở trung ương.
- Giúp hỗ trợ ức chế miễn dịch, ức chế quá trình hoạt hóa tế bào.
- Điều trị, cải thiện triệu chứng dị ứng và chống dị ứng trong một vài trường hợp.
- Một số bệnh có liên quan tới xương khớp cũng được chỉ định dùng thuốc để điều trị.
- Bên cạnh đó, Corticoid cũng có thể được sử dụng theo chỉ định, hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ đối với một số bệnh lý khác.
Corticosteroid có công dụng gì?
Corticosteroid có công dụng gì?

5. Hướng dẫn sử dụng Corticosteroid

Với Corticoid dạng uống và tiêm:
Cần được dùng theo chỉ định của bác sĩ điều trị, bệnh nhân không tự ý dùng thuốc Corticoid dạng uống và tiêm. Bởi vì ở mỗi bệnh nhân sẽ có những liệu trình chuyên biệt với liều lượng và thời gian khác nhau.
Với Corticoid bôi ngoài da:
Bao gồm kem bôi và thuốc mỡ, trước khi dùng Corticosteroid bôi ngoài da, bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da đó trước khi bôi. Thoa nhẹ một lớp mỏng rồi băng kín hay không băng đều được, tùy theo từng trường hợp cụ thể. Cũng giống như dạng uống, trong trường hợp dùng thuốc mỡ, kem bôi bệnh nhân cũng cần tuân thủ chỉ định liều lượng và thời gian từ bác sĩ.
Vấn đề cần lưu ý:
Sử dụng Corticosteroid cần hết sức cẩn trọng, tuyệt đối tránh tùy tiện vì có thể dẫn đến rất nhiều ảnh hưởng nguy hại cho sức khỏe, thậm chí là xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm.

6. Hướng dẫn bảo quản thuốc Corticosteroid

Cũng giống như một số loại thuốc khác, Corticoid cần được bảo quản tại môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng và độ ẩm. Không nên bảo quản thuốc ở nơi bị ẩm ướt hoặc cho vào ngăn đá tủ lạnh. Để thuốc xa tầm với trẻ nhỏ.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC CORTICOID

1. Tác dụng phụ của Corticosteroid

Cũng giống như các loại thuốc điều trị khác, thuốc Corticosteroid có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hại cho sức khỏe bệnh nhân, bao gồm:
- Dẫn đến rối loạn một số vấn đề chuyển hóa, chẳng hạn như rối loạn Na+, K+, Ca+, hoặc rối loạn phân bố mỡ, tăng đường máu.
- Gây ra hiện tượng lipoprotein máu, dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch.
- Xuất hiện một số vấn đề loãng xương, nhất là sử dụng Corticosteroid trong suốt thời gian dài. Thậm chí nhiều trường hợp còn xuất hiện teo cơ, loạn dưỡng cơ vô cùng nguy hiểm.
- Một số tác dụng phụ ở mắt, đục nhân mắt, glaucoma,…
- Triệu chứng ngoài da như mỏng da, đỏ, rạn hay có đốm trắng ở trên bề mặt, mụn nước, mụn trứng cá xuất hiện.

2. Tương tác của thuốc Corticosteroid

++ Tương tác thuốc
Corticoid khi sử dụng chung với những thuốc điều trị khác cũng sẽ gây ra phản ứng tương tác. Do đó, nếu bạn đang sử dụng hoặc vừa mới ngưng dùng các loại thuốc dưới đây thì có thể gặp phải phản ứng tương tác nếu sử dụng Corticoid:
- Thuốc nhóm Aceclofenac, Etodolac, Acemetacin (là thuốc giảm đau dùng cho các bệnh xương khớp).
- Các loại thuốc điều trị ung thư như Aldesleukin, Doxorubicin, Ceritinib.
- Thuốc dùng trong điều trị các vấn đề hạ sốt, giảm đau, chống viêm như Amtolmetin Guacil, Clonixin, Choline salicylate, Dipyrone.
- Nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid như Celecoxib, Etofenamate, Etoricoxib, Diflunisal, Felbinac, Ibuprofen, Indomethacin, Fenoprofen, Ketoprofen và Ketorolac.
- Thuốc dùng trong trị bệnh nhiễm khuẩn là Clarithromycin.
- Thuốc điều trị cơn đau Diclofenac từ mức độ nhẹ tới trung bình.
- Nhóm thuốc dùng để kiểm soát HIV như Etravirine, Indinavir.
- Nhóm thuốc dùng cho trường hợp cần gây mê như Fentanyl.
- Thuốc điều trị bệnh bạch cầu và lymphocytic mãn tính như Idelalisib.
- Thuốc dùng điều trị nhiễm trùng do nấm hoặc nấm ngoài da như Itraconazole, Ketoconazole.
++ Tương tác với thực phẩm
Corticoid còn có khả năng tương tác với một số loại thức ăn và chất kích thích như bia, thuốc lá, rượu,… Do đó, nếu được chỉ định dùng thuốc này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thực phẩm và đồ uống sao cho tốt nhất.
Một số lưu ý khi sử dụng Corticoid
Một số lưu ý khi sử dụng Corticoid

3. Thận trọng khi dùng thuốc Corticosteroid

Nếu được chỉ định dùng Corticoid, bạn cần phải thận trọng trong một số trường hợp sau:
- Tránh dùng nếu kích ứng với hoạt chất Corticosteroid.
- Cần thận trọng nếu dùng cho mẹ bầu, người cho con bú, trẻ em và người cao tuổi.
- Nếu đang hoặc có tiền sử bị bệnh lý thì cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Người bệnh đang dùng thuốc, bất kể là thuốc không kê toa, có kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng,… đều cần liệt kê đầy đủ đến bác sĩ trước khi dùng.
KHUYẾN CÁO TỪ CHUYÊN GIA HOÀN CẦU
Như đã đề cập ở trên, việc dùng Corticoid sai cách có thể gây ra rất nhiều các biến chứng đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe.
Hơn nữa, chuyên gia Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu cũng cho biết thêm, đối với mỗi loại bệnh lý cũng như mỗi dạng Corticoid khác nhau sẽ có cách dùng và liều dùng tương ứng. Do đó, tốt hơn hết bệnh nhân cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và nhận phác đồ điều trị với Corticoid từ chuyên gia. Nên tránh tuyệt đối trường hợp tự ý sử dụng thuốc tại nhà.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất và Corticoid, mong rằng đã mang đến những điều hữu ích cho người đọc.

Thuốc Colposeptine đặt âm đạo điều trị bệnh huyết trắng

Thuốc Colposeptine: Công dụng, liều dùng và vấn đề thận trọng

Đối với phụ nữ hay mắc các chứng bệnh liên quan đến khí hư hầu hết đều biết đến loại thuốc Colposeptine. Loại thuốc này còn được gọi với tên khác là viên nang Chlorquinaldol – Promestriene, có tác dụng điều trị khí hư, huyết trắng do tất cả các nguyên nhân gây ra, trừ bệnh lậu. Để điều trị bệnh hiệu quả với thuốc, bệnh nhân cần nắm được những thông tin được chia sẻ dưới đây.

THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ THUỐC COLPOSEPTINE

1. Giới thiệu về thuốc Colposeptine

Thuốc Colposeptine thuộc phân nhóm thuốc có tác dụng lên âm đạo. Là dạng thuốc đặt phụ khoa được tập đoàn Laboratoires Sophartex thuộc Pháp nghiên cứu và sản xuất.
- Thành phần
Mỗi viên thuốc chứa các thành phần chính: Chlorquinaldol 200 mg và Promestriene 10 mg.
- Dạng bào chế – hàm lượng
Thuốc được bào chế ở dạng viên đặt phụ khoa. Được đóng gói theo quy cách hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 6 viên nén.
Giới thiệu về thuốc Colposeptine
Giới thiệu về thuốc Colposeptine
- Dược lực học
Chlorquinaldol – thành phần chứa trong thuốc Colposeptine có tính kháng khuẩn, Promestriene mang đến công dụng estrogene chỗ niêm mạc đường sinh dục thông qua việc bổ sung dưỡng chất. Ngoài ra, Promestriene còn hỗ trợ tái tạo tế bào trên bề mặt sinh dục giàu glycogene, từ đó thiết lập nồng độ PH tại âm đạo phù hợp, ngăn chặn trường hợp tái nhiễm khuẩn.
- Tác dụng của thuốc Colposeptine
Colposeptine là loại thuốc được dùng để đặt âm đạo, điều trị bệnh huyết trắng được gây ra do tất cả các nguyên nhân, trừ huyết trắng do bệnh lậu.
- Chống chỉ định
Ở thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ báo cáo nào ghi nhận về tác dụng phụ sau khi dùng thuốc Colposeptine. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bệnh nhân không nên dùng trong trường hợp tiền sử bị ung thư liên quan tới Estrogene. Ngoài ra, cũng không dùng thuốc cho những đối tượng bị mẫn cảm, dị ứng với các thành phần của thuốc.

2. Hướng dẫn sử dụng Colposeptine

++ Về liều dùng:
Dùng đặt 1 viên thuốc vào vùng âm đạo mỗi ngày, nên thực hiện liên tục trong khoảng 18 ngày, cả trong chu kỳ kinh nguyệt nhằm khắc phục các vấn đề tại âm đạo tốt nhất.
++ Về cách dùng:
Trước khi đặt, bạn cần nhúng viên thuốc trong nước để làm ẩm, rồi đặt sâu vào bên trong âm đạo khi đang ở tư thế nằm, gối gập xuống sàn và mông kê cao hơn những bộ phận còn lại.
++ Về cách bảo quản:
Colposeptine tốt nhất nên bảo quản trong hộp và ở môi trường nhiệt độ 15 độ C. Không đặt thuốc ở nơi ẩm ướt, có ánh nắng hay gần tầm với trẻ nhỏ. Đối với những viên thuốc có dấu hiệu mốc, ẩm, đổi màu hoặc hết hạn sử dụng, bạn tuyệt đối không nên dùng.
Hướng dẫn sử dụng Colposeptine
Hướng dẫn sử dụng Colposeptine

3. Colposeptine giá bao nhiêu

Colposeptine hiện đang được bày bán rộng rãi tại các đại lý, nhà thuốc lớn bé trên toàn quốc. Mỗi hộp thuốc sẽ có 3 vỉ, mỗi vỉ 6 viên nén, có giá bán khoảng 110.000 đồng. Tuy nhiên, giá cả sản phẩm có thể thay đổi tại những địa điểm và thời điểm bán khác nhau.

KHI DÙNG COLPOSEPTINE CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

1. Các vấn đề thận trọng

Trong thành phần viên đặt âm đạo có chứa chất Promestriene (đây là estrogen) cùng chất kháng sinh nhóm Clioquinol. Đây đều là 2 thành phần chống chỉ định đối với mẹ mang thai, do đó đối tượng này không được dùng thuốc để điều trị bệnh khí hư, huyết trắng.

2. Các tác dụng phụ gặp phải

Hiện tại, chưa có báo cáo về tác dụng phụ của Colposeptine đối với cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ nên hết sức cẩn trọng và chỉ sử dụng theo hướng dẫn của chuyên gia.

3. Tương tác thuốc

Vì là loại thuốc đặt tại âm đạo nên rất ít khi tương tác với một số loại thuốc uống hoặc thuốc bôi ngoài da. Cho đến nay, vẫn chưa có báo cáo về danh mục những loại thuốc tương tác với Colposeptine.
Khi dùng Colposeptine cần lưu ý điều gì?
Khi dùng Colposeptine cần lưu ý điều gì?
THĂM KHÁM PHỤ KHOA TRƯỚC KHI DÙNG THUỐC
Các chuyên gia tại Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu cho biết, mặc dù thuốc Colposeptine ít có khả năng gây ra phản ứng không mong muốn nguy hại đến sức khỏe. Thế như nếu bệnh nhân sử dụng thuốc khi chưa hiểu rõ về bệnh lý thì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn và biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm khôn lường.
Do vậy, trước khi dùng thuốc, tốt hơn hết bạn cần đến phòng khám chuyên khoa phụ khoa uy tín để được kiểm tra, chẩn đoán và nhận chỉ định về việc có nên sử dụng thuốc Colposeptine hay không.
Tại TPHCM, bệnh nhân có thể đến trực tiếp Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu để được chuyên gia tư vấn, thăm khám một cách tận tình, kín đáo trong điều kiện cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại nhất.
Trên đây là một số chia sẻ về loại thuốc đặt khí hư âm đạo Colposeptine, mong rằng đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức cần thiết.

Giải mã - Uống sữa đậu nành có bị vô sinh không?

Thực hư về việc uống sữa đậu nành gây vô sinh?

Sữa đậu nành là thức uống “quen thuộc” và ưa thích của rất nhiều người, nhất là phụ nữ muốn có một làn da đẹp. Tuy nhiên có rất nhiều người đồn thổi về việc uống sữa đậu nành gây vô sinh khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Đây không phải là quan điểm gần đây mà thực ra đã trở thành vấn đề đưa ra tranh luận rất nhiều. Để có cái nhìn đúng đắn, mời bạn đọc cùng theo dõi những giải đáp của chuyên gia: Thực hư về việc uống sữa đậu nành gây vô sinh?

MỐI QUAN HỆ GIỮA VÔ SINH & UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trong sữa đậu nành chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là protein giúp cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể, điều tiết các hormone sinh dục trong cơ thể.
Bên cạnh đó, sữa đậu nành có chứa hàm lượng dưỡng chất kích thích estrogen tăng cao, do đó sẽ làm đẹp da, kích thích tăng kích thước vòng một. Hơn nữa, các dưỡng chất trong sữa đậu nành còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật, ngăn ngừa nguy cơ hình thành ung thư, giảm nguy cơ bị loãng xương và các vấn đề tim mạch...
Tuy nhiên, nhiều quan điểm cho rằng “uống nhiều sữa đậu nành gây yếu sinh lý” “uống sữa đậu nành nhiều không có con được đâu”... chính vì vậy mà nhiều cặp vợ chồng đang có ý định sinh con lại tỏ ra hoang mang về vấn đề này.
Các chuyên gia giải đáp về vấn đề này như sau “Thực chất trong sữa đậu nành hay các sản phẩm được chế biến từ đậu cóc chứa hoạt chất phytoestrogen - có chức năng tương tự như hormone estrogen - được sản xuất một cách tự nhiên ở nam và nữ.
Trong các loại thuốc tránh thai hiện nay đều có một loại estrogen tên khoa học là ethinyl estradiol. Nên khi thai phụ có ý định mang thai hoặc đã mang thai mà uống sữa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
=> Cũng chính điều này mà nhiều người nghe lời “đồn thổi” trong dân gian, thêm thiếu hụt kiến thức khoa học nên cũng hoang mang về vấn đề uống sữa đậu nành gây vô sinh.

CHUYÊN GIẢI ĐÁP: UỐNG SỮA ĐẬU NÀNH GÂY VÔ SINH KHÔNG?

Theo nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng và các nhà khoa học Mỹ, Nhật Bản đã kết luận rằng “Những thông tin về việc uống sữa đậu nành gây giảm ham muốn tinh dục, yếu sinh lý hay bị hiếm muộn - vô sinh là thiếu kiểm chứng, không có căn cứ. Đây chỉ là những thông tin đồn thổi. Người người bị vô sinh do lý do khác như ệnh lý ở cơ quan sinh sản, tinh trùng yếu/ loãng; trứng lép… và họ có uống sữa đậu nành nên mặc định “vô sinh là do mình đã uống sữa đậu nành”.

➤ Đối với nam giới

Nghiên cứu của các nhà khoa học ở một nhóm nam giới (độ tuổi từ 18-35) cho thấy hoạt chất Isoflavones không làm ảnh hưởng đến vấn đề cương dương, sinh lý nam và cũng không ảnh hưởng đến số lượng/ chất lượng tinh trùng; tinh dịch… Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh con.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, nếu nam giới sử dụng quá nhiều sữa đậu nành hoặc ăn nhiều đậu phụ (đậu hủ) sẽ có sự ảnh hưởng nhất định đến tinh trùng như:
+ Ăn quá nhiều đậu nành thì tinh dịch sẽ có ít hơn 41 triệu tinh trùng/ml tinh dịch, chứng tỏ số lượng tinh trùng bị giảm đi so với bình thường.
+ Hơn nữa cũng sẽ làm giảm tốc độ di chuyển của “tinh binh” khi bơi vào âm đạo đến tử cung.
➥ Do đó, với những nam giới đang cố gắng có con thì cũng nên tiết chế lại hoặc cắt giảm việc uống sữa đậu nành/ ăn các thực phẩm từ đậu để đảm bảo chất lượng số lượng tinh trùng.
Bên cạnh đó, về vấn đề vô sinh ở nam cũng cần xem xét trên nhiều phương diện như chế độ sinh hoạt (hút thuốc lá, uống bia/rượu, sinh hoạt tình dục quá độ, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng) hoặc các vấn đề xảy ra ở cơ quan sinh dục như viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt... đều ảnh hưởng đến khả năng có con của phái mạnh.

➤ Đối với phụ nữ

Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ thụ tinh trong ống nghiệm khi sử dụng các sản phẩm sữa đậu nành hoặc thực phẩm chế biến từ đậu nành đều có khả năng thụ thai.
Hơn nữa, việc sử dụng sữa đậu nành cũng hoàn toàn không làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của chị em, nên không ảnh hưởng tới việc mang thai.
Thực tế, chu kỳ kinh nguyệt rối loạn ở phụ nữ hiện nay do nhiều nguyên nhân như: căng thẳng, stress, thức khuya, rối loạn nội tiết tố, tác dụng phụ của thuốc tránh thai, mắc các bệnh phụ khoa…

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỮA ĐẬU NÀNH ĐÚNG CÁCH, AN TOÀN

➤ Uống sữa đậu nành bao nhiêu là tốt?

Như đã trình bày, sữa đậu nành không phải là nguyên nhân gây vô sinh nếu bạn sử dụng ở mức độ “ngưỡng” an toàn, tức là không nên dùng quá 60g protein đậu nành mỗi ngày. Bởi điều này sẽ gây nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe sinh sản của bạn.
➥ Nguy cơ ở nam giới: Rối loạn cương dương, giảm chất lượng/số lượng (mật độ/ tốc độ di chuyển) của tinh trùng...
➥ Nguy cơ ở nữ giới: Thay đổi nội tiết tố, khô âm đạo, lạc nội mạc tử cung; dư thừa estrogen ảnh hưởng đến sức khỏe và một số ít trường hợp sử dụng quá nhiều cũng có nguy cơ dẫn đến động thai/ sảy thai.

➤ Nên uống sữa đậu nành khi nào?

Bạn có thể uống sữa đậu nành có thể uống bất kỳ thời gian nào trong ngày, nhưng tốt nhất vẫn nên dùng vào buổi sáng do tốc độ tiêu hóa của sữa này khá chậm khoảng 3-4 gam / 1 tiếng (trong khi các loại sữa khác là 8-10 gram/ 1 tiếng)
Không nên uống sữa khi bụng đói, hãy uống sau bữa ăn (sáng) từ 30-60 phút để việc tiêu hóa tốt hơn
+ Nên uống sau bữa ăn sáng từ 30- 60 phút, không được uống sữa đậu nành khi bụng đang đói

➤ Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành

Một số khuyến cáo hữu ích từ chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khi sử dụng sữa đậu nành, bạn cần lưu ý, như:
+ Không dùng chung sữa đậu nành với rong biển (hoặc các gia vị chứa thành phần này) dễ gây kết tủa, bất ổn cho hệ thống tiêu hóa, dạ dày.
+ Sau khi uống sữa đậu nành thì không nên ăn các loại trái cây chua trong vòng 1h bởi acid kết hợp với protein cũng gây kết tủa ảnh hưởng đến ruột non, dạ dày.
+ Không nên hâm/ nấu sữa đậu nành ở nồi/song nhôm trên nhiệt độ cao bởi quá trình axit hóa của nhôm hòa trộn với sữa khi sử dụng sẽ rất nguy hiểm.
+ Nên mua sữa đậu nành có nguồn gốc rõ ràng (tốt nhất là sữa tự nấu). Bởi các sản phẩm đóng hộp/gói trên thị trường hiện nay có chứa chất carrageenan (đây là một hóa chất có thể gây rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ ung thư) nên hạn chế sử dụng quá nhiều trong 1 ngày.
+ Trẻ sơ sinh (dưới 6 tháng) thì cha mẹ không nên cho con uống sữa đậu nành bởi hàm lượng mangan có trong sữa rất cao (gấp 50~80 lần sữa mẹ) nên dễ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ như gây rối loạn hành vi, có xu hướng bạo lực.
+ Người cao tuổi cũng nên hạn chế uống đậu nành quá nhiều bởi nguy cơ gây rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài…
➥ KẾT LUẬN
Mặc dù sữa đậu nành không gây vô sinh; nhưng hãy dùng sữa khoa học, đúng cách; đừng lạm dụng sữa vì bất cứ lý do gì!
Hiện nay tỉ lệ vô sinh tăng cao và trở thành nỗi “ám ảnh” của nhiều cặp vợ chồng, nguy cơ tan vỡ hạnh phúc gia đình. Do đó, bên cạnh có kế hoạch ăn uống khoa học, các cặp vợ chồng đã quan hệ bình thường (không có biện pháp bảo vệ) hơn 1 năm chưa có con, với phụ nữ trên 35 tuổi >6 tháng chưa thụ thai… thì nên đến các cơ sở y tế chuyên nam khoa, phụ khoa - Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu để khám, xác định chính xác nguyên nhân cũng như đánh giá nguy cơ vô sinh và hỗ trợ chữa trị kịp thời.

Cây lưỡi hổ - Thảo dược quý có công dụng chữa bệnh

Khám phá tác dụng tuyệt vời từ cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ bên cạnh tác dụng trang trí, làm cảnh hoặc mang ý nghĩa phong thủy… thì loại cây này cũng được biết đến là một loại thảo dược quý, có công dụng rất lớn trong chữa bệnh. Hãy dành vài phút để tham khảo và khám phá những tác dụng tuyệt vời từ cây lưỡi hổ do chuyên gia cung cấp ngay dưới đây.

MỘT SỐ THÔNG TIN CHÍNH VỀ CÂY LƯỠI HỔ

Thực tế, trong cuộc sống ta bắt gặp hình ảnh của cây lưỡi hổ ở bất cứ nơi đâu bởi nó thường được trồng trang trí trong gia đình, cơ quan, văn phòng làm việc… bởi vừa mang ý nghĩa phong thủy, vừa giúp hấp thụ độc tố tốt cho sức khỏe con người. Mà hơn nữa là việc trồng và chăm sóc khá đơn giản.

Một số thông tin về cây lưỡi hổ:

♦ Tên gọi dân gian: Cây lưỡi hổ
Tên gọi khác: Hổ vĩ mép lá vàng, cây lưỡi cọp, cây hỗ nhiệt…
Tên gọi khoa học: Sansevieria trifasciata Hort. ex Prain var. laurentii (De Willd.) N.E. Brown
Phân nhóm: Họ Bồng bồng (Dracaenaceae)
♦ Thành phần hóa học: acid acontic (có trong dịch lá tươi); alcaloid sansevierin (có trong rễ); alcaloid và nhựa (thân rễ khô và rễ);
♦ Nguồn gốc: Vùng nhiệt đới (Chủ yếu là ở Tây Phi, Nigeria, Congo, Tanzania và Nam Phi)
♦ Tác dụng: Dùng để trang trí, làm cảnh, cây mang tính phong thủy, làm thuốc chữa bệnh.

Cây lưỡi hổ theo y học cổ truyền

Tính vị: Vị chua, có tính mát
Bộ phận dùng làm thuốc: Lá cây
♦ Thu hái: Thu hái lá quanh năm
Chế biến & sử dụng: Dùng ở dạng tươi
♦ Bảo quản: Thu hoạch lá sử dụng ngay trong ngày (đảm bảo tốt các dược phẩm trong lá) hoặc bỏ ngăn mát tủ lạnh dùng dần
Tác dụng: Sử dụng trong trị ho, chữa khàn tiếng, viêm họng, viêm tai và các bệnh lý khác...

ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA CÂY LƯỠI HỔ: MÔ TẢ VÀ PHÂN BỐ

Đa số mọi người có biết về cây lưỡi hổ hoặc bắt gặp để lại “ấn tượng” rất tốt nhưng không biết mô tả như thế nào. Một số thông tin đặc điểm về cây như sau:

➤ Mô tả đặc điểm của cây

Cây lưỡi hổ thuộc nhóm thực vật mọng nước, có hoa, thân dẹt, mọc thẳng từ gốc lên và mọc thành từng bụi (mỗi bụi thường có khoảng 5-6 lá). Nhìn cây trông có vẻ sắc nhọn nhưng thực tế thân cây rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Khi trưởng thành, cây có thể cao từ 50-80cm.
Lá cây lưỡi hổ có màu xanh đậm, khá dày, bề mặt phẳng, trơn và bóng nhẵn; dọc 2 bên mép lá là dải màu vàng (kéo dài từ phần gốc cho đến ngọn cây). Lá có dạng giáo hẹp, thuôn nhọn (nhỏ) về phía 2 đầu và bầu ra ở phần giữa; mọc từ gốc ra và ôm lấy thân cây
Hoa của cây lưỡi hổ khi ra mọc thành từng cụm, mọc từ phần gốc lên; cánh hoa nhỏ, mềm, có màu trắng ngà.
Quả của cây lưỡi hổ có hình cầu, màu da cam.

➤ Phạm vi phân bố

Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên cây lưỡi hổ có khả năng sinh trưởng tốt, sức sống bền, chịu nhiệt và khô hạn; đặc biệt cây cũng có thể phát triển tốt trong điều kiện ít có ánh nắng mặt trời.
Ở nước ta hiện nay, cây thường mọc dại ở một số vùng đồng bằng, vùng núi hoặc đường trồng làm cảnh và chăm sóc tại các công viên, khuôn viên gia đình, khách sạn, nhà hàng hoặc trồng ở các bồn/ chậu để ở bàn làm việc, treo ban công...

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA CÂY LƯỠI HỔ

Theo góc nhìn của tây y hay đông y, cây lưỡi hổ đều mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời. Việc tìm hiểu cụ thể để sử dụng đúng mục đích là rất quan trọng.

➤ Theo y học cổ truyền:

Theo góc nhìn của đông y, qua thời gian dài sử dụng người ta nhận thấy cây lưỡi hổ mang lại nhiều tác dụng trong thanh nhiệt, giải độc, trừ thối mục sinh cơ… đây được xem là bài thuốc quý từ dược liệu thiên nhiên, được sử dụng trong bào chế và điều trị các bệnh lý sau:
+ Viêm họng, khàn tiếng, ho có đờm
+ Chữa trị bệnh viêm tai chảy mủ
+ Viêm da, bỏng da do lửa hoặc bỏng nước sôi
+ Giảm các triệu chứng hen suyễn
+ Trị các bệnh về hệ tiêu hóa, ợ chua, ợ hơi, khó tiêu, viêm loét dạ dày
+ Hỗ trợ chữa trị bệnh sỏi thận
+ Hôi miệng, sâu răng và các triệu chứng chảy máu chân răng

➤ Theo nghiên y học hiện đại:

Theo các nghiên cứu dược lý của y học hiện đại cho thấy trong rễ cây lưỡi hổ có chứa thành phần alcaloid (tương tự như thành phần của Digitalin - tác động lên hệ tim mạch) tuy nhiên tác dụng không mạnh bằng; song alcaloid lại có tác dụng nhanh, thẩm thấu sâu và thời gian bài trừ nhanh hơn. Mục đích được sử dụng trong:
+ Làm giảm các triệu chứng dị ứng da
+ Thanh lọc không khí, khử khuẩn, làm giảm hiệu ứng nhà kính (SBS)
+ Xử lý độc gây hại cho sức khỏe con người như xylene, nitrogen dioxide formaldehyde (chất gây ung thư - có trong giấy vệ sinh toilet, khăn giấy), nitơ oxit, toluene...
+ Hấp thụ CO2 vào ban đêm, hấp thu các độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết… giúp bạn có giấc ngủ ngon.

THAM KHẢO NHỮNG BÀI THUỐC TỪ CÂY LƯỠI HỔ

Bộ phận của cây lưỡi hổ được sử dụng nhiều nhất trong bài chế thuốc chữa bệnh chính là lá. Cách chế biến khá đa dạng: có thể là ép lấy nước uống, giã nát và ray lọc để làm dung dịch nhỏ tai, cắt đôi lá lấy dịch đắp lên vùng tổn thương… Tùy vào mục đích sử dụng, điều trị mà sẽ được bào chế khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc được "truyền miệng" và áp dụng khá phổ biến:

➧ Bài thuốc trị viêm họng, khàn tiếng, ho

Nguyên liệu: Chuẩn bị từ 6-12g lá cây lưỡi hổ, rửa sạch bằng nước lạnh hoặc nước muối pha loãng và để ráo.
Tiến hành: Thái nắm lá lưỡi hổ thành từng đoạn nhỏ, kẹp một ít lá với muối rồi nhai, nuốt trôi từ từ.
Liều lượng: Sử dụng ngày 1-2 lần, liên tục cho đến khi bệnh thuyên giảm.

➧ Bài thuốc trị bỏng từ cây lưỡi hổ

Nguyên liệu: Chọn 2-3 lá còn tươi, đem rửa sạch để loại bỏ bụi, tạp chất
Tiến hành: Cắt đôi lá lưỡi hổ, sau đó lấy phần dịch thoa lên vùng da bị tổn thương (chỉ áp dụng cho trường hợp bỏng nhẹ, nếu bỏng nặng cần đi cấp cứu y tế ngay tại cơ sở y tế chuyên khoa)
Liều lượng: Thực hiện ngày 2 lần (sáng - tối) cho đến khi vết thương lành hẳn.

➧ Bài thuốc trị viêm loét dạ dày

Nguyên liệu: 2-3 lá lưỡi hổ, rửa sạch và để ráo nước
Tiến hành: Xay (bằng máy xay sinh tố hoặc giã nát) lấy hỗn hợp gel, sau đó pha với một ít nước ấm/ nước sôi để nguội, thêm vào 1 tí muối và uống.
Liều lượng: Ngày uống 2 lần (tốt nhất vào buổi sáng và tối); kiên trì thực hiện ít nhất 1 tháng bệnh sẽ thuyên giảm. Với trình trạng rối loạn tiêu hóa (ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày, khó tiêu) dùng 2-3 lần/ tuần.

➧ Bài thuốc trị viêm tai giữa chảy mủ

Nguyên liệu: 3-4 lá cây lưỡi hổ (không được quá non) rửa sạch, để ráo nước
Tiến hành: Đem lá cây hơ trên ngọn lửa than cho héo dần, sau đó đem đi giã nát và lọc lấy phần nước, để nhỏ vào tai bị tổn thương. Nên bảo quản ở chai/lọ chuyên dụng.
Liều lượng: Nên nhỏ tai 3-5 giọt vào tai tổn thương, thực hiện ngày khoảng 3-4 lần, sử dụng đều đặn khoảng 1 tuần theo dõi tình hình bệnh.

➧ Bài thuốc trị viêm da

Nguyên liệu: 2-3 lá lưỡi hổ tươi, rửa sạch nhiều lần bằng nước, để ráo
Tiến hành: Đem lá lưỡi hổ cắt thành đoạn nhỏ, giã nát, chắt lọc lấy phần nước để thoa lên vùng da bị tổn thương. Lưu ý: khi thoa thuốc, người bệnh cũng nên vệ sinh vùng da tổn thương (bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng)
Liều lượng: Mỗi ngày thoa thuốc 2 lần, kiên trì thực hiện hiện đều đặn

➧ Bài thuốc giảm các triệu chứng hen suyễn

Nguyên liệu: 2-3 lá lưỡi hổ còn tươi, rửa sạch để loại bỏ bụi, tạp chất; để ráo nước
Tiến hành: Đem lá lưỡi hổ đi cắt làm đôi, lấy phần dịch bên trong lá, sau đó hòa với một ít nước sôi tiến hành xông mũi (hít hơi đều) để mũi được thông thoáng. Nên để hỗn hợp vào chai thủy tinh, có miệng chai nhỏ để khí bốc lên vừa đủ.
Liều lượng: Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi các triệu chứng được làm dịu, bệnh thuyên giảm.

➧ Bài thuốc hỗ trợ chữa sỏi thận

Nguyên liệu: Chuẩn bị từ 6-12g lá cây lưỡi hổ, rửa sạch nhiều lần (bằng nước lạnh hoặc nước muối pha loãng); để ráo nước
Tiến hành: Cắt nắm lá lưỡi hổ thành từng đoạn nhỏ, cho vào máy xay/ ép, sau đó lọc lấy nước để dùng. Hoặc người bệnh có thể kẹp lá với ít muối và nuốt từ từ.
Liều lượng: Kiên trì sử dụng ngày 2 lần để tống các viên sỏi ra ngoài (thường là sỏi nhỏ, mới phát bệnh)

➧ Bài thuốc chữa sâu răng, môi miệng, chảy máu chân răng

Nguyên liệu: Chuẩn bị từ 2-3 lá cây lưỡi hổ, rửa sạch nhiều lần để loại bỏ các bụi bẩn/tạp chất bám trên lá
Tiến hành: Cắt lá lưỡi hổ thành từng đoạn nhỏ, sau đó đem đi giã nát, chắt lọc lấy phần nước cốt và dùng để súc miệng. Có thể pha loãng với nước ấm và muối để dễ sử dụng.
Liều lượng: Kiên trì súc miệng bằng dung dịch này đều đặn ngày 2 lần (sáng mới ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ) để đạt được kết quả cao.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG CÁC BÀI THUỐC TỪ CÂY LƯỠI HỔ

Mặc dù là loại cây quen thuộc đối với người Việt, song để sử dụng an toàn, đúng mục đích các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên bệnh nhân nên thực hiện một số lưu ý sau:
+ Bệnh nhân mắc bệnh lý cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác tình hình bệnh, cơ địa, sức khỏe. Và nếu có mong muốn điều trị các bài thuốc điều chế từ cây lưỡi hổ hãy tham khảo và nghe ý kiến từ chuyên gia.
+ Tuyệt đối không được tự tiện dùng thuốc. Đặc biệt là đối với những trường hợp bị dị ứng hoặc cơ địa quá mẫn cảm với các thành phần có trong cây thuốc này.
+ Khi sử dụng cây lưỡi hổ phải chú ý rửa sạch nhiều lần để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất; tránh trong quá trình sử dụng các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
+ Để an toàn cho sức khỏe, người bệnh không nên sử dụng quá 400mg gel lưỡi hổ trong vòng 1 ngày.
**Lưu ý: Hiện nay, các báo cáo y tế chưa có bất cứ một tài liệu/ nghiên cứu khoa học nào công nhận về hiệu quả của cây lưỡi hổ trong điều trị bệnh lý. Do đó, chúng tôi khuyên người bệnh tuyệt đối không được sử dụng khi chưa có chỉ định/ hướng dẫn của chuyên gia.