18 thg 7, 2020

Thuốc Obimin bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể

Thuốc Obimin là thuốc gì và sử dụng như thế nào?

Thuốc Obimin với thành gồm những dưỡng chất như: vitamin A, C, D và các vitamin nhóm B. Thuốc này thường được chỉ định sử dụng ở phụ nữ mang thai, các chị em đang cho con bú… với công dụng bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Vậy, cụ thể thuốc Obimin là thuốc gì và sử dụng như thế nào? Cùng tìm hiểu những thông tin tổng quan về thuốc Biotin 5mg qua bài viết sau đây nhé!

THÔNG TIN TỔNG QUAN VỀ THUỐC OBIMIN

 Tên biệt dược: Obimin®
♦ Phân nhóm: Nhóm thuốc Vitamin tổng hợp
♦ Dạng bào chế: Dạn viên bao phim

Thành phần của thuốc Obimin

Mỗi viên bao phim Obimin gồm các thành phần sau:
♦ Vitamin A: Là vitamin cần thiết cho thị lực và các tế bào biểu mô tại da, niêm mạc.
♦ Vitamin D: Là vitamin hỗ trợ xương hấp thụ canxi và photpho từ chế độ ăn uống hàng ngày.
♦ Vitamin C: Là vitamin dễ tan trong nước, có công dụng chống oxy hóa và thúc đẩy quá trình hình thành collagen trong gian bào của xương.
Thuốc Obimin bổ sung vitamin và khoáng chất cho thai phụ
Thuốc Obimin bổ sung vitamin và khoáng chất cho thai phụ
♦ Các loại vitamin khác: Vitamin B1, vitamin B2, vitamin B6, vitamin B12.
♦ Iod: Là chất quan trọng đối với tuyến giáp. Nếu thiếu iod, trẻ nhỏ dễ bị đần độn và bướu giáp.
♦ Đồng Sulfate: Là vi chất cần thiết, không thể thiếu trong cơ thể mỗi người.
♦ Các hoạt chất khác: Canxi lactate, Sắt Fumarate, Axit folic, Canxi panthothenate, Niacinamide.

Chỉ định của thuốc Obimin

♦ Với thành phần vitamin và khoáng chất dồi dào, thuốc Obimin được sử dụng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiếu yếu cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.

Chống chỉ định với thuốc Obimin

Chống chỉ định sử dụng thuốc Obimin trong các trường hợp sau:
♦ Người dùng mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần hoạt chất có trong thuốc Obimin.
♦ Người dùng bị thừa vitamin A.
♦ Người dùng bị tăng canxi máu. Nếu sử dụng thuốc Obimin có thể dẫn đến nhiễm độc vitamin D.

CÁCH DÙNG - LIỀU LƯỢNG - CÁCH BẢO QUẢN THUỐC OBIMIN

Cách dùng – liều lượng

♦ Thuốc Obimin được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, do đó thuốc được đưa vào cơ thể bằng đường uống.
♦ Người dùng có thể uống thuốc Obimin với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội. Không uống thuốc Obimin cùng với nước có gas, sữa, nước ép hay thức uống có chứa cồn…
♦ Về liều lượng sử dụng thuốc Obimin, người dùng nên uống 1 viên/ ngày. Hoặc dùng thuốc chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Không nên uống thuốc Obimin cùng với sữa
Không nên uống thuốc Obimin cùng với sữa

Cách bảo quản thuốc Obimin

Để tránh tình trạng thuốc bị hư hỏng, giảm tác dụng; người dùng hãy bảo quản thuốc Obimin theo hướng dẫn sau:
♦ Bảo quản thuốc Obimin ở nơi khô ráo, thông thoáng, xa tầm tay của trẻ em.
♦ Đậy nắp lọ thuốc thật kỹ sau khi lấy thuốc ra dùng.
♦ Với thuốc Obimin dạng vỉ, nếu chưa có nhu cầu sử dụng thì hãy bảo quản thuốc nguyên vẹn trong vỉ.
♦ Người dùng không nên tiếp tục sử dụng hoặc lưu trữ thuốc Obimin đã quá hạn sử dụng.

NHỮNG LƯU Ý CẦN GHI NHỚ KHI SỬ DỤNG THUỐC OBIMIN

Thận trọng khi sử dụng thuốc Obimin

Trong quá trình dùng thuốc Obimin, người dùng cần thận trọng nếu thuộc nhóm đối tượng sau:
 Người dùng mắc bệnh xơ vữa động mạch, bệnh tim.
♦ Người dùng mắc bệnh sỏi thận, suy chức năng thận.
♦ Người dùng bị thiểu năng cận giáp – khá nhạy cảm với vitamin D.
♦ Người dùng mắc chứng sarcoid

Tác dụng phụ của Obimin

Trong quá trình sử dụng, thuốc Obimin có thể gây ra một trong những tác dụng phụ như:
♦ Buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu.
♦ Ợ nóng, buồn nôn và thậm chí là nôn mửa.
♦ Tuy nhiên, một số báo cáo cho thấy, thuốc Obimin rất hiếm khi gây ra phản ứng phụ ngoài ý muốn nếu sử dụng với liều lượng được khuyến cáo. Thông thường, người dùng chỉ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc với liều lượng quá cao.
Thuốc Obimin có thể gây tác dụng phụ đau đầu
Thuốc Obimin có thể gây tác dụng phụ đau đầu

Tương tác thuốc

Thuốc Obimin có thể tương tác với một trong những loại thuốc sau:
♦ Thuốc Parafin, thuốc Cholestyramin, thuốc Neomycine.
♦ Các loại thuốc trợ tim glycosid
♦ Thuốc Aspirin, thuốc Fluphenazine, thuốc chẹn a-adrenergic
 Các loại thuốc có chứa chất ức chế khử HMG-CoA
♦ Các loại thuốc có chứa vitamin A, D, C khác; vì nếu dùng với liều lượng quá nhiều có thể dẫn đến dư thừa, ngộ độc.
Lưu ý: Người dùng không nên sử dụng thuốc Obimin kết hợp cùng lúc với các loại thuốc trên. Nếu có ý định sử dụng kết hợp các loại thuốc với nhau, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng sử dụng, phòng tránh tương tác thuốc.

Cách xử lý khi sử dụng thuốc Obimin quá liều

Cơ thể người dùng sẽ bị dư thừa vitamin nếu sử dụng thuốc Obimin quá liều. Dưới đây là một số tác hại của việc dư thừa vitamin:
Dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến dư thừa và ngộ độc vitamin
Dùng thuốc quá liều có thể dẫn đến dư thừa và ngộ độc vitamin
♦ Dư thừa vitamin A: Ngộ độc vitamin A mãn tính có thể gây chán ăn, mệt mỏi, sụt cân, dễ bị kích thích, sốt, hoa mắt, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, gây hại cho thai nhi.
♦ Dư thừa vitamin D: Ngộ độc vitamin D có thể phát sinh một số triệu chứng như: yếu ớt, mệt mỏi, chán ăn, ngủ gà, đau đầu, buồn nôn, khô miệng, viêm dạ dày, tiêu chảy.
♦ Dư thừa Niacinamide: Người dùng có thể sẽ gặp phải các tình trạng như: ngứa ngáy, đỏ bừng mặt và cổ, bỏng rát ngoài da, buồn nôn.
Cách xử lý ngộ độc vitamin: Nên tạm ngưng sử dụng thuốc và đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế để được cấp cứu. Người dùng thuốc quá liều sẽ được truyền dịch để bài tiết phần nào các vitamin dư thừa ra khỏi cơ thể qua đường tiết niệu.
Lời khuyên dành cho người dùng
► Các chuyên gia tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ, thuốc Obimin có tác dụng bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên khả năng hấp thụ những dưỡng chất này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người dùng.
► Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc Obimin để bổ sung dưỡng chất cũng phải thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ/ dược sĩ, đặc biệt là phụ nữ mang thai hay cho con bú; để tránh phát sinh những tác dụng phụ, rủi ro không mong muốn.
Mong rằng, với những thông tin tham khảo về thuốc Obimin được chia sẻ bên trên sẽ giúp ích cho người dùng.

Cây mộc hương Công dụng và chữa bệnh của cây

Mộc hương là gì? Công dụng chữa bệnh của cây mộc hương

Một trong những loại dược liệu quý nguồn gốc từ Vân Nam – Trung Quốc được dùng nhiều ở nước ta là mộc hương. Thảo dược này thường sử dụng cho các bài thuốc chữa bệnh ở đường tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, sình bụng, táo bón, viêm ruột cấp,… Để biết loại cây này là gì và công dụng chữa bệnh chi tiết của nó, bạn hãy đọc ngay những thông tin dưới đây.

TỔNG QUAN VỀ DƯỢC LIỆU MỘC HƯƠNG

1. Mô tả chung

- Tên gọi: Cây mộc hương
- Tên khác: Ngũ mộc hương
- Tên gọi khoa học là: Saussurea lappa Clarke
- Thuộc họ: Cúc (với danh pháp khoa học là: Compositae)
- Nhóm: Thổ mộc hương (Hoàng Hoa Thái), Vân mộc hương (Quảng mộc hương), Xuyên mộc hương (Thiết Bản Mộc Hương),…
Tổng quan về dược liệu mộc hương
Tổng quan về dược liệu mộc hương

2. Thông tin đặc điểm sinh thái

 Giới thiệu về cây mộc hương
Đây là loại cây sống lâu năm, phần thân thảo hình trụ rỗng với chiều cao trung bình khoảng 1,5 đến 2m, màu nâu nhạc. Gốc có lá hình tròn với 3 cạnh, độ dài trung bình khoảng 12 – 30 cm, rộng 6 – 15ccm, phần cuống lá dài đến 20 – 30 cm. Hai mặt lá phủ lông nhưng tập trung nhiều hơn vào mặt dưới. Mép lá nguyên, hơi lượn sóng và có rìa.
Khi quan sát thấy càng lên trên phần lá càng nhỏ dần, mép lá có răng cưa và cuống ngắn lại. Ngọn lá gần như là không có cuống, nhiều khi còn ôm lấy thân cây.
Mộc hương có hoa nở vào các tháng 7 – 9, hình đầu và màu lam tím. Và quả hình thành trong tháng 8 – 10, kích thước quả nhỏ, cong và hơi dẹt, màu nâu nhạt.
Phần rễ mộc hương to, đường kính 5cm, bên ngoài màu nâu nhạt.
 Nơi phân bố
Như đã đề cập ở trên, cây mộc hương tập trung chủ yếu tại tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
 Bộ phận dùng, thu hái, cách chế biến, bảo quản
- Các bộ phận dùng: Rễ cây mộc hương.
- Thời gian thu hái: Mùa đông là thời gian thích hợp nhất.
- Cách sơ chế: Khi đào rễ lên, đem rửa sạch rồi cắt thành khúc ngắn và phơi khô.
- Cách bào chế:
Rễ ngâm nước rồi vớt lên. Sau đó ủ trên vải ướt cho nước ngấm vào, khi rễ mềm thái thành phiến, có thể dùng sống hay phơi khô. Bên cạnh đó bạn còn có thể trộn với bột mì và nước lên để dùng dần.
Một cách bào chế khác là đem rễ đã rửa sạch phơi khô trong bóng râm. Tiếp đến thái mỏng và tán bột để sử dụng dần.
- Cách bảo quản: Dược liệu mộc hương rất dễ bị ẩm mốc, vì vậy cần để nơi kín và thống thoáng. Tuyệt đối tránh môi trường nhiệt độ cao hay phơi nhiều vì sẽ làm mất đi mùi thơm đặc trưng.

3. Thành phần hóa học

Trong mộc hương có nhiều thành phần như: Aplotaxene, Custunolide, b-Selinene, Costol, Costuslactone, Dihydrodehydrocostuslactone, Phellandrene, Betulin, a-Ionone, Saussurealactone, a Ionone, Costic acid, Camphene, Dehydrocostuslactone, a-Costene, Stigmasterol và Saussuine,…

4. Tác dụng dược lý của mộc hương

++ Dựa theo nghiên cứu hiện đại
Thì mộc hương có tác dụng chống co thắt ở cơ ruột, giảm nhu động ruột. Đồng thời kháng histamine và Acetylcholin, giãn cơ trơn, chống co thắt phế.
Hơn nữa, nó còn có tác dụng ức chế quá trình tụ cầu vàng hay liên cầu khuẩn.
++ Dựa theo y học cổ truyền
- Mộc hương có công dụng hành khí, kiện tỳ, chỉ thống, điều khí trệ và ngừa trệ (dựa theo Trung Dược Học).
- Điều chư khí, tán trệ khí, hòa vị khí, tả phế khí (dựa theo Trân Châu Nang).
- Điều hòa khí, kiện vị, giải hàn, chỉ thống (dựa theo Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Chỉ thống, ôn trung, hành khí, hòa vị (dựa theo Trung Dược Đại Từ Điển).
- Trị tà khí và trừ độc dịch (dựa theo Bản Kinh).
- Chỉ thống, hành khí, kiện vị (dựa theo Lâm Sàng Thường Dụng TD Thủ Sách).
- Tả lãnh khí ủng trệ khu vực ngực (dựa theo Bản Thảo Diễn Nghĩa).
Tác dụng dược lý của mộc hương
Tác dụng dược lý của mộc hương

5. Tính vị của mộc hương

- Mộc hương có vị đắng, cay và tính ôn (theo Lâm Sàng Thường Dụng TD Thủ Sách, Trung Dược Đại Từ Điển, Đông Dược Học Thiết Yếu).
- Mộc hương có vị cay đắng, không độc và tính nhiệt (dựa theo Thang Dịch Bản Thảo).
- Mộc hương có vị cay, tính ôn (dựa theo Bản Kinh).
- Mộc hương có vị đắng, chua, tính ấm (dựa theo Trung Dược Học).

6. Qui kinh của mộc hương

- Đại trường, Tỳ, Vị, Can (dựa theo Lâm Sàng Thường Dụng TD Thủ Sách).
- Can, Tỳ và Phế (dựa theo Đông Dược Học Thiết Yếu, Trung Dược Đại Từ Điển).
- Tỳ, Can (dựa theo Bản Thảo Cầu Chân).
- Vị, Đại trường, Đởm, Tỳ (dựa theo Trung Dược Học).

7. Hướng dẫn cách dùng và liều dùng

Mộc hương dùng theo cách sắc nước uống, tán bột, nấu với rượu,… Liều lượng sử dụng từ 2 – 12g mỗi ngày.

CÁC BÀI THUỐC VỚI DƯỢC LIỆU MỘC HƯƠNG

 Bài thuốc trị cấm khẩu, mắt nhắm như trúng phong, bất tỉnh:
Lấy mộc hương tán bột, hòa với nước của hạt bí đao để uống.
 Bài thuốc trị nội điếu và ruột đau thắt:
Lất mộc hương, mộc dược và nhũ hương nấu thành nước uống.
 Bài thuốc trị khi đau xóc:
Lấy 40g mộc hương và 40g tạo giáp đã nướng kỹ đem đi tán bột. Dùng dược liệu này trộn với bột hồ viên thành viên to như hạt ngô. Dùng mỗi lần 50 viên, uống cùng nước sôi.
 Bài thuốc trị lỵ:
Lấy 1 tấc mộc hương với 20g hoàn liên nấu với nước cho cạn. Lấy hoàng liên đem bỏ còn mộc hương thái mỏng rồi rang khô, tán thành bột. Chia bột ra thành 3 phần bằng nhau. Đem phần đầu uống cùng với nước sắc trần bì, phần 2 uống với nước sắc trần mễ và phần cuối uống cùng nước sắc cam thảo.
 Bài thuốc trị tai ù, điếc bỗng nhiên:
Lấy 40g mộc hương ngâm với giấm trong 1 đêm, cho vào ít dầu mè, đun sôi 3 lần. Sau đó lọc bỏ bã, dùng hỗn dịch để nhỏ vào tai mỗi lần 2 – 3 giọt.
 Bài thuốc trị tiểu đục:
Lấy mộc hương và mộc dược với tỉ lệ bằng nhau, tán bột vo viên to bằng hạt ngô. Uống với nước muối mỗi lần 30 viên.
 Bài thuốc trị bụng đau, đầy bụng do hàn thấp trở trệ:
Lấy đàn hương, mộc hương, cam thảo, bạch đậu khấu mỗi thứ 4g, hoắc hương 12g, đinh hương 2g, sa nhân 6g sắc uống.
 Bài thuốc trị táo bón, lỵ, bụng đầy, ruột viêm cấp, bụng đau do khí trệ:
Lấy ngô thù, mộc hương, mỗi thứ 4g, khiên ngưu, hương phụ, binh lang, mang tiêu, đại hàng mỗi thứ 12g, trần bì, thanh bì, nga truật, tam lăng, chỉ xác mỗi thứ 8g để sắc nước.
 Bài thuốc trị đầy hơi:
Lấy mộc hương tán bột, đầy hơi do nhiệt uống với sữa bò, đầy hơi do hàn uống với rượu.
 Bài thuốc trị đau thắt túi mật:
Sắc nước mộc hương để uống cho đến khi các triệu chứng bệnh dứt điểm.
 Bài thuốc trị sán khí:
Mang mộc hương 160g nấu cùng với nước, dùng 3 lần mỗi ngày.
 Bài thuốc trị lưng đau và khí trệ:
Lấy mộc hương, nhũ hương mỗi thứ 8g ngâm rượu. Rồi hấp vào nồi cơm để uống.
 Bài thuốc giúp trường phong hạ huyết:
Lấy mộc hương, hoàng liên bằng lượng nhau, tán bột. Cho bột vào ruột già heo và buộc chặt, nấu nhừ. Bệnh nhân chỉ ăn ruột heo và bỏ bã thuốc.
 Bài thuốc trị đau trong tai:
Lấy mộc hương tán bột, lấy củ hành nhúng mỡ ngan rồi chấm bột mộc hương nhét vào lỗ tai.
 Bài thuốc trị hôi nách:
Mộc hương ngâm giấm, sau đó tán bột dùng để xát vào nách.
Các bài thuốc với dược liệu mộc hương
Các bài thuốc với dược liệu mộc hương

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG DƯỢC LIỆU MỘC HƯƠNG

Mộc hương là dược liệu có vị cay, mùi thơm, tác dụng tiết khí, vì vậy không nên dùng quá dài ngày đối với người khỏe mạnh.
Dược liệu này cũng không dùng cho người Âm hư.
Người có chân khí suy yếu, có nhiệt, huyết hư mà táo, không nên dùng mộc hương.
CHIA SẺ THÊM
Để sử dụng dược liệu mộc hương một cách hiệu quả, an toàn, đúng với bệnh lý. Bệnh nhân nên thực hiện khuyến cáo từ chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu như sau: nên đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán bệnh và chỉ sử dụng dược liệu mộc hương nếu được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn.
Thông tin trên đây về cây mộc hương chắc chắn đã mang đến cho bạn đọc nhiều điều hữu ích. 

Cây kiến cò bài thuốc hay và tác dụng trong y học

Thông tin và bài thuốc về cây kiến cò

Là một loại cây được biết đến với nhiều công dụng trong điều trị bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, hắc lào, ghẻ ngứa ngoài da, eczema mãn tính, cây kiến cò còn được gọi với tên khác là cây bạch hạc. Bên cạnh đó, nhiều người cũng sử dụng loài cây này như bài thuốc giúp cải thiện trí nhớ, bảo vệ hệ thần kinh, hỗ trợ điều trị ung thư,… Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin và các bài thuốc cây kiến cò thì không nên bỏ lỡ bài viết sau đây.

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÂY KIẾN CÒ

1. Tên gọi, phân nhóm

- Tên gọi: kiến cò
- Tên gọi khác: Bạch hạ, thuốc lá nhỏ, nam uy linh tiên,…
- Tên khoa học là: Rhinacanthus nasutus
- Nằm trong họ: Ô rô (khoa học: Acanthaceae)
Thông tin cơ bản về cây kiến cò
Thông tin cơ bản về cây kiến cò

2. Đặc điểm sinh thái của cây kiến cò

 Giới thiệu chung
Kiến cò là loài cây mọc thành bụi, rễ chùm, có chiều cao từ 1 – 2m, phần thân cây có đến 6 gốc tròn. Đối với thân non, lá đều có lông rất mịn. Về lá của cây kiến cò là lá mọc đối xứng, cuống rất dài từ 2 – 5mm, mặt trên nhẵn, dưới có lông mịn, phiến lá hình thuôn dài, thân lá có 5 – 6 cặp gân.
Loài cây này có hoa nhỏ và chùm tụ tán nhỏ, phần lá hoa dài khoảng 2mm và đài cao 5mm, vành trắng, lông trắng. Môi dưới dài 1,5cm, trên cao 1cm, ống hoa dài đến 2cm. Kiến cò có hoa mọc thành xim, nhiều hoa ở đầu cành, ngọn thân hoặc nách lá. Mỗi hoa có 2 tiêu nhị và noãn sào có 4 hạt. Hoa kiến cò có màu trắng, hình dạng giống như hạc đang bay nên nó được gọi với cái tên là bạch hạc. Phần quả nang dài và có lông.
 Đặc điểm phân bố
Kiến cò là loài cây mọc hoảng tại nhiều tỉnh thành ở miền Bắc nước ta. Bên cạnh đó, nó cũng phân bố khá nhiều ở Malaysia, Đông Châu Phi và Ấn độ.
 Các bộ phận dùng, thu hái, cách chế biến, bảo quản
- Về bộ phận dùng:
Gồm phần thân, rễ cây kiến cò. Trong đó, rễ dược liệu là phần được dùng nhiều nhất, bạn có thể dùng tươi hay khô để làm nhiều bài thuốc khác nhau. Với những rễ mới đào bẻ đôi sẽ có màu đỏ, phần vỏ ngoài dễ bong ra.
- Thời điểm thu hái:
Cây kiến cò có thể thu hái được quanh năm. Nhưng thời điểm tốt nhất là vào tháng 8, lúc này dược liệu đang trong kỳ ra hoa hoặc vào mùa đông.
- Cách chế biến:
Sau khi thu hái, bạn rửa sạch, phơi khô rồi giã nhỏ hoặc dùng tươi đều được. Ngoài ra, có thể ngâm rượu, giấm trong 7 – 10 ngày hay nấu thành cao.
- Cách bảo quản:
Cất giữ dược liệu đã chế biến ở nơi thoáng mát, khô ráo.

3. Thành phần hóa học trong cây kiến cò

Bao gồm hoạt chất có tên là Anthranoid (rhinacanthin) –chất tương tự acid chrysophanic, acid frangulic.

TÁC DỤNG VÀ CÁCH SỬ DỤNG CÂY KIẾN CÒ

1. Tác dụng dược lý

>> Tác dụng theo dược lý hiện đại
Đã có nhiều cuộc nghiên cứu được thực hiện với cây kiến cò và các nhà khoa học chỉ ra rằng: đây là loại cây có tính chống oxy hóa nên sẽ mang đến khả năng điều trị những bệnh thần kinh như Huntington, Parkinson, chứng mất trí, Alzheimer, đột quỵ,… Ngoài ra, hoạt chất trong dược liệu còn bảo vệ tốt cho tế bào thần kinh và giúp tăng cường miễn dịch cơ thể, hỗ trợ điều trị ung thư, giúp hạ huyết áp.
Chưa kể đến, trong cây kiến cò chứa dưỡng chất có thể kháng vi khuẩn, virus, kháng viêm, chống nấm,… Vì vậy, các bộ phận dược liệu của nó thường được dùng để phòng chống và điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ ngứa, hắc lào, chàm,…
Bên cạnh đó, cây còn có những tác dụng phụ như sau: Trị rắn cắn, hỗ trợ điều trị tiểu đường, lao phổi, viêm gan, bệnh cao huyết áp, khắc phục độ nhạy insulin, làm giảm tích tụ chất béo trong gan và nồng độ lipid trong mô gan, huyết thanh, ngăn ngừa, giảm béo phì. Ngoài ra, nó cũng được dùng để diệt trừ muỗi và một số côn trùng khác.
>> Tác dụng theo y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, cây kiến cò có tính bình, vị ngọt dịu, mang đến công dụng bài trừ phong thấp và đau nhức xương khớp gây ra bởi đau thần kinh tọa, phong hàn thấp. Hơn nữa, nó còn có khả năng chống viêm, chống ngứa và sát khuẩn.
- Tính vị: Tính bình và vị ngọt dịu.
- Qui kinh: Can, Tỳ, Vị.
Cây kiến cò được dùng để điều trị nhiều bệnh lý
Cây kiến cò được dùng để điều trị nhiều bệnh lý

2. Cách dùng cây kiến cò và liều lượng

Nếu sử dụng dược liệu kiến cò, bạn chỉ nên dùng từ 10 – 20 gram mỗi ngày ở dạng thuốc sắc, có thể dùng riêng hay phối hợp cùng những vị thuốc khác đều được.
Về cách dùng: Rễ kiến cò mang đi rửa sạch và ngâm trong rượu hoặc giấm để giúp điều trị các bệnh ngoài da.

CÁC BÀI THUỐC VỚI CÂY KIẾN CÒ BẠN NÊN BIẾT

1. Bài thuốc kiến cò trị bệnh ngoài da

Dùng để trị các bệnh như hắc lào, lang ben, eczema. Cách thực hiện như sau:
- Lấy 200 gram lá, thân kiến cò hay 100 gram rễ kiến cò thái nhỏ và giã nát. Ngân dược liệu cùng 100ml cồn etytic 70 độ. Sau 7 – 14 ngày, lọc dung dịch qua vải xô.
- Người bệnh dùng dung dịch lọc được để bôi vào vùng da cần điều trị mỗi ngày 2 – 3 lần, thường dùng 2 – 3 ngày sẽ khỏi.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ngâm rễ kiến cò với rượu hay giấm để trong 7 ngày và lấy rượu thuốc này để thoa lên vùng da bị bệnh.

2. Bài thuốc kiến cò điều trị bệnh xương khớp

Có công dụng trị chứng đau nhức xương khớp gây ra bởi phong hàn thấp. Bạn thực hiện theo cách sau:
- Lấy 12 gram rễ cây kiến cò hay 16 gram thân và lá cây, kết hợp cùng 16 gram thổ phục linh, 16 gram ké đầu ngựa, 16 gram hy thiêm, 16 gram kim ngân hoa, 12 gram tỳ giải (củ của cây kim cang), 8 gram bạch chỉ, 8 gram quế chi, 12 gram ý dĩ và 12 gram cam thảo nam.
- Mang tất cả các nguyên liệu đi rửa sạch, cho vào nồi cùng 2 lít nước. Bắt đầu sắc và uống ngày 1 thang. Bệnh nhân nên kiên trì dùng từ 10 – 20 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

3. Bài thuốc cây kiến cò trị đau thần kinh tọa

Áp dụng cho những trường hợp bị đau thần kinh tọa do nguyên nhân lạnh và giảm đau nhức xương khớp, đồng thời hành khí hoạt huyết. Cách thực hiện rất đơn giản:
- Lấy 12 gram thân và lá cây kiến cò hay 8 gram rễ cây kết hợp với 16 gram cẩu tích, 12 gram ráy sơn thục, 12 gram rễ lá lốt, 12 gram rễ cỏ xước, 8 gram quế chi, 8 gram vỏ quýt, 8 gram ngải cứu.
- Nguyên liệu trên tất cả mang đi rửa sạch, sắc cùng với 2 lít nước để dùng uống ngày 1 thang. Bài thuốc này nên dùng từ 10 – 20 ngày mới thất hiệu quả.

4. Bài thuốc cây kiến cò trị bệnh thần kinh

Công hiệu đối với các chứng bệnh: Parkinson, Alzeheimer và cải thiện trí nhớ. Công thức thực hiện:
- Lấy 15 gram rễ của cây kiến cò rửa sạch, phơi dưới nắng gắt.
- Sắc dược liệu cùng với 3 chén nước đến khi còn lại 1 chén để uống mỗi ngày.

5. Bài thuốc cây kiến cò trị bệnh ung thư

- Lấy toàn bộ phần thân, rễ, lá rửa sạch, nấu thành cao để dùng.
- Hoặc có thể dùng 20 gram dược liệu đã phơi khô để sắc nước thuốc uống mỗi ngày.

6. Bài thuốc cây kiến cò trị tiểu đường, cao huyết áp

Bên cạnh đó, nó cũng mang lại tác dụng giảm béo với công thức như sau:
- Bệnh nhân lấy 20 gram lá kiến cò đã rửa sạch, phơi khô cho vào nồi đun cùng 3 chén nước đến khi còn 1 chén.
- Dùng để uống hàng ngày.

7. Bài thuốc cây kiến cò trị bệnh lao phổi

- Lấy 20 gram thân, lá kiến cò đi rửa sạch, sắc cùng 3 chén nước lọc để trong 20 phút hoặc nấu cho đến khi còn lại 1 chén nước.
- Sau đó thêm đường vào để uống mỗi ngày đến khi hết bệnh.
Các bài thuốc với cây kiến cò bạn nên biết
Các bài thuốc với cây kiến cò bạn nên biết

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ÁP DỤNG BÀI THUỐC VỚI CÂY KIẾN CÒ

- Đối tượng là trẻ em, người cao tuổi cần phải thận trọng.
- Bệnh nhân cao huyết áp không được xem dược liệu là phương pháp điều trị lâu dài. Tốt hơn bạn nên dùng nó như bài thuốc làm giảm các triệu chứng huyết áp một cách tạm thời.
- Trong lần sử dụng đầu tiên, người bệnh hãy thử với liều lượng bằng ½ quy định. Đây là cách giúp bạn kiểm soát những phản ứng bất lợi có thể xảy ra. Hơn hết, nó giúp cơ thể làm quen dần với việc dùng thuốc.
- Kiến cò là loại dược liệu có khả năng trị được nhiều chứng bệnh nguy hiểm khác nhau. Thế nhưng bệnh nhân cần tuyệt đối không được lạm dụng để tránh ngộ độc.
- Bệnh nhân là phụ nữ trong thai kỳ hoặc mẹ cho con bú phải cẩn trọng nếu dùng dược liệu này.
CHUYÊN GIA Y TẾ KHUYẾN CÁO
Như vậy, mặc dù có nhiều công dụng tốt cũng như khả năng điều trị được nhiều bệnh. Tuy nhiên, cây kiến cò vẫn có thể gây ra nhiều phản ứng bất lợi và không thể điều trị dứt điểm một số bệnh cụ thể.
Vì vậy, chuyên gia Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu khuyên bệnh nhân đang gặp các bệnh lý kể trên, tốt hơn hết nên đến cơ sở y tế thăm khám và nhận được phương pháp điều trị đúng đắn cũng như hướng dẫn, định lượng sử dụng cây kiến cò an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là tất cả những thông tin về cây kiến cò cũng như các bài thuốc với dược liệu này, mong rằng đã mang đến cho bạn đọc nhiều kinh nghiệm cần thiết.

17 thg 7, 2020

Thuốc Erylik chữa trị mụn viêm, mụn trứng cá

Giới thiệu thuốc Erylik - Thuốc điều trị mụn trứng cá

Erylik chính là loại thuốc được chỉ định với công dụng chữa trị mụn trứng cá. Dù là mụn viêm có vảy mủ hay mụn có nhân trứng cá… đều có thể điều trị. Tuy nhiên nếu như dùng thuốc không đúng thì có thể còn gây kích ứng cho da làm tăng những triệu chứng viêm… Vì vậy bài viết ngay dưới đây chúng tôi xin được tư vấn kỹ càng giúp bạn thêm hiểu rõ về công dụng cùng cách dùng thuốc Erylik.

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THUỐC ERYLIK

Erylik có tên hoạt chất là Tretinoin hoặc Erythromycin. Tên biệt dược của nó có rất nhiều như Medskin Clear hay Eryfluid 4% hoặc Eryne… Đây là loại thuốc thuộc về nhóm điều trị bệnh da liễu dùng bôi ngoài da. Những thông tin chính về nó bao gồm:

1. Thành phần bên trong

Bên trong Erylik có chứa 2 thành phần hoạt chất chính đó là Tretinoin cùng với Erythromycine.

2. Chỉ định dùng thuốc

Thuốc được chỉ định trong việc điều trị mụn trứng cá cả với mụn không viêm chứa nhân trứng cá và loại mụn viêm có mủ. Đặc biệt Erylik có tác dụng tốt với những ai có da nhờn.

3. Trường hợp chống chỉ định

→ Không dùng thuốc nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào bên trong thuốc.
→ Làn da bị bỏng vì nắng cũng không nên dùng Erylik.
Erylik có tên hoạt chất là Tretinoin hoặc Erythromycin
Erylik có tên hoạt chất là Tretinoin hoặc Erythromycin

4. Đặc tính về dược động và lực học của thuốc

Về dược động học:
→ 2 hoạt chất bên trong thuốc hấp thu qua da hàm lượng không đáng kể. Sau khi thoa Erylik lên da thì thuốc phần lớn sẽ nằm ở bề mặt và chỉ lượng nhỏ được thấm vào lớp trung bì hoặc thượng bì của da.
→ Với huyết tương thì nồng độ thuốc cực thấp nên không thể nào phát hiện ra. Vẫn có một lượng nhỏ Erylik được đào thải thông qua con đường tiểu tiện.
Về dược lực học:
→ Đây là loại kháng sinh macrolid và Erythromycin với khả năng ức chế những vi khuẩn gây mụn trứng cá. Mặc khác nó còn giúp kháng viêm để vết thương mau lành hơn.
→ Với Tretinoin còn giúp bong tróc lớp sừng ở trên da để giúp quá trình đổi mới tế bào da rút ngắn. Hơn nữa nó còn giúp kích thích quá trình tái tạo các mô liên kết trên da.

5. Liều dùng

Bạn dùng Erylik thoa lên vùng da cần chữa từ 1 đến 2 lần mỗi ngày. Dùng thuốc trong thời gian từ 9 đến 12 tuần tùy vào mức độ bệnh nặng hoặc nhẹ.
Lưu ý rằng cần dùng thuốc thường xuyên và dùng đúng thời gian cần chữa trị. Với vài tuần đầu tiên dùng bạn sẽ không thấy rõ được mụn giảm.

6. Cách dùng thuốc

Vì Erylik được bào chế theo dạng gel thoa ngoài vậy nên tuyệt đối không được dùng bằng đường uống. Cần thoa thuốc theo liều bác sĩ chỉ định hoặc có thể thoa theo tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm. Bạn không được dùng thuốc quá liều bởi nó gây ra tình trạng kích ứng trên da.
Ngoài ra trước khi thoa kem đẩy mụn Erylik bạn nên rửa sạch, lau khô với vùng da cần điều trị. Nhờ vậy tránh được nguy cơ gây bội nhiễm. Chỉ nên thoa lên da lớp kem mỏng và không được để da có cơ hội tiếp xúc cùng ánh nắng mặt trời trực tiếp trong thời gian dùng thuốc.
Không được để thuốc Erylik tiếp xúc cùng lớp niêm mạc hay vết thương hở ở mắt, miệng và mũi. Nếu như không may thuốc dính vào thì cần rửa sạch cùng nước.
Không được để thuốc đọng lại tại góc mũi hay là nếp nhăn da. Nếu trong quá trình điều trị mà cơ thể có biểu hiện nào bất thường cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cách xử lý phù hợp.

7. Cách bảo quản thuốc

Bạn cần để Erylik tránh xa tầm với của trẻ. Nên để thuốc tại nơi mát mẻ khô thoáng. Cần tránh nơi có nhiều ánh sáng mặt trời hoặc là nơi ẩm ướt.
Dùng thuốc theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ
Dùng thuốc theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ

LƯU Ý CẦN BIẾT VỀ THUỐC ERYLIK

1. Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc Erylik có thể bạn sẽ gặp phải một số những tác dụng phụ như sau:
→ Da bị kích ứng gây bong tróc, khô da, đỏ và nóng rát da.
→ Trong quá trình chữa trị thì mụn trứng cá sẽ giảm bớt nhưng các triệu chứng viêm có thể tăng. Tuy nhiên đây là tình trạng tạm thời bạn không nên ngưng chữa trị, thay vào đó chỉ cần giảm đi số lần thoa thuốc lại.
→ Một số trường hợp dùng Erylik có thể làm cho sắc tố da tạm thời bị giảm sút.
→ Ngoài ra khi dùng thuốc còn có thể gây ra một số tác dụng phụ khác. Do vậy bạn hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu bản thân xuất hiện một số những triệu chứng bất thường nào.

2. Thận trọng khi dùng

Bạn không được dùng Erylik nếu đang mang thai hoặc đang cho bé bú.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Erylik có thể gây ra kích ứng nặng hơn vì tia X, tia cực tím hoặc nếu bạn tắm ở nước muối, nước có chứa clorin.
Khi điều trị với thuốc bạn cũng không nên sử dụng đồng thời cùng những chế phẩm khác có chứa chất gây tróc đi vảy sừng da.
Lời khuyên của chuyên gia:
Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ bệnh nhân chỉ nên dùng Erylik khi đã thăm khám kỹ càng và dùng đúng theo liều lượng của bác sĩ. Ngoài ra để giảm mụn bạn cũng cần chú ý chế độ ăn uống nghỉ ngơi sao cho phù hợp.
Bài viết vừa trình bày chúng tôi hy vọng rằng đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc Erylik.

Thuốc Eugica điều trị ho, cảm cúm, sổ mũi, đau họng

Giới thiệu thông tin về thuốc Eugica

Thuốc Eugica chính là loại thuốc được điều chế từ thảo dược thiên nhiên. Đây là dòng sản phẩm được chỉ định trong việc điều trị bệnh ho cho cả đối tượng trẻ em và người lớn. Để giúp bạn thêm hiểu rõ về loại thuốc Eugica này bài viết sau đây chúng tôi xin được tư vấn kỹ hơn.

TÌM HIỂU THUỐC EUGICA

Eugica chính là nhóm thuốc thuộc đường hô hấp do công ty cổ phần Dược Hậu Giang sản xuất. Bên trong thuốc chứa nhiều thành phần quan trọng như Tinh dầu gừng, Menthol và Eucalyptol và được bào chế với dạng viên nang mềm. Thông tin cơ bản về thuốc Eugica như sau:

1. Công dụng thành phần của thuốc

Đây là loại thuốc được kết hợp từ trích tinh và tinh dầu của những thảo dược tự nhiên như tinh dầu gừng, tinh dầu tần, menthol, eucalyptol. Mỗi một thành phần bên trong thuốc Eugica mang đến công dụng như sau:
Eucalyptol (Eucalyptolum): Đây là hoạt chất thu được qua công đoạn chưng cất dầu bạch đàn. Và thành phần này còn được tìm thấy ở húng quế, lá ngải cứu, hương thảo cùng với một số loại thực vật sở hữu hương thơm khác. Ngoài ra Eugica còn giúp sát khuẩn trị ho, khử trùng miệng, răng, đường hô hấp. Mặc khác thành phần này còn được đánh giá cao với công dụng cải thiện triệu chứng bệnh cảm cúm, sổ mũi.
Menthol: Đây là thành phần hợp chất hữu cơ được thu từ những loại dầu bạc hà. Nó có chứa chất gây tê và phản tác dụng tại chỗ. Vì vậy được dùng nhằm giảm kích ứng tại họng và niêm mạc mũi. Bên cạnh đó dạng thuốc kem Menthol còn được dùng nhằm giúp giảm triệu chứng đau nhức vì xương khớp gây ra như bong gân, viêm bao hoạt dịch hay viêm khớp…
Tinh dầu gừng: Thành phần này trong thuốc Eugica có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn. Do vậy giúp cải thiện tình trạng ho đồng thời còn làm dịu niêm mạc của vòm họng hiệu quả.
Tinh dầu tần: Là tinh dầu húng chanh và nó có tác dụng quan trọng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giúp giảm ho hiệu quả.
Tất cả những sự kết hợp này giúp cho Eugica điều trị tình trạng ho, cảm cúm, sổ mũi, đau họng. Mặc khác nó còn giúp làm loãng niêm dịch, dịu cơn ho nhanh chóng.
Eugica chính là nhóm thuốc thuộc đường hô hấp
Eugica chính là nhóm thuốc thuộc đường hô hấp

2. Chống chỉ định

Bệnh nhân dưới đây không được dùng thuốc Eugica:
♦ Người quán mẫn cảm với bất cứ thành phần nào bên trong thuốc.
♦ Người bị ho lao, suyễn hoặc ho vì suy hô hấp.
♦ Đối tượng trẻ em chưa được 30 tháng tuổi.
♦ Đối tượng trẻ tiền sử bị co giật, động kinh hoặc sốt cao.

3. Cách sử dụng thuốc

Eugica là loại thuốc được bào chế theo dạng viên nang mềm. Sau khi uống thì thuốc sẽ phóng thích hoạt chất bên trong từ đó giúp phát huy tác dụng hiệu quả. Người bệnh khi dùng nên uống chung với 1 ly nước đầy sau mỗi bữa ăn. Tùy thuộc vào đối tượng và tình trạng bệnh mà bác sĩ dùng thuốc với liều phù hợp như sau:
→ Liều dùng cho đối tượng người lớn: Sử dụng 2 viên 1 lần và mỗi ngày uống 3 lần.
→ Liều dùng cho trẻ em trên 30 tháng: Sử dụng 3 lần 1 ngày, 1 lần uống 1 viên thuốc.
Tương tác thuốc gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị
Tương tác thuốc gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị 

4. Tác dụng phụ của thuốc

Vì hoạt chất Menthol bên trong thuốc Eugica khi dùng với liều lượng cao sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Do đó người bệnh sẽ gặp một số tác dụng phụ như là:
Bị nôn mửa, buồn nôn, đau bụng, mất điều hòa, buồn ngủ chóng mặt. Ngoài ra thì người bệnh có thể còn gặp phải một số những biểu hiện của bệnh lý viêm da tiếp xúc, gây rối loạn giấc ngủ và mắt sẽ chuyển động không tự nguyện. Do đó bệnh nhân khi gặp phải thì cần ngưng dùng thuốc Eugica và đến bác sĩ để được kiểm tra ngay.

5. Các loại thuốc Eugica cùng giá bán

Có nhiều loại thuốc với giá bán khác nhau như sau:
→ Với thuốc Eugica dạng xanh hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên được bán giá 45.000 đồng/ hộp.
→ Với thuốc Eugica fort hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên được bán giá 5.000 đồng/ vỉ.
→ Với kẹo Eugica được bán với giá từ 55.000 đồng đến 60.000 đồng/ hộp.
→ Với Eugica dạng siro được bán với giá từ 20.000 đồng đến 25.000 đồng/hộp.
Chuyên gia chia sẻ lời khuyên:
Vì là thuốc từ thảo dược tự nhiên do vậy chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ rằng thuốc sẽ có tác dụng từ từ và tùy vào từng cơ địa mỗi người, tình trạng bệnh mà hiệu quả điều trị khác nhau. Bệnh nhân không nên tự ý mua dùng mà chỉ dùng thuốc Eugica khi được bác sĩ chỉ định với liều dùng cụ thể.
Một vài trình bày của bài viết trên đây chúng tôi hy vọng rằng đã giúp bạn thêm hiểu rõ về thuốc Eugica cùng cách dùng.

Thuốc Esomeprazole điều trị loét, viêm dạ dày, ợ nóng

Công dụng và cách dùng của thuốc Esomeprazole

Thuốc Esomeprazole chính là loại thuốc được sử dụng với mục đích điều trị các bệnh liên quan đến hội chứng tăng tiết axit dạ dày như là loét, viêm dạ dày, ợ nóng… Để đảm bảo dùng thuốc an toàn, hiệu quả bạn hãy theo dõi thêm phần chia sẻ dưới đây của bài viết. Chúng tôi xin được tư vấn kỹ càng giúp bạn hiểu rõ hơn về việc dùng thuốc Esomeprazole.

THÔNG TIN CỤ THỂ VỀ THUỐC ESOMEPRAZOLE

Esomeprazole là loại thuốc thuộc về nhóm ức chế bơm proton và nó sở hữu những thông tin cơ bản như sau:

1. Thành phần chính của thuốc

Thuốc có thành phần chính là Esomeprazole Sodium.

2. Dạng thuốc

♦ Thuốc Esomeprazole dạng viên nang mềm giải phóng chậm.
♦ Thuốc Esomeprazole dạng viên nén giải phóng chậm.
♦ Thuốc Esomeprazole dạng bột pha tiêm.
♦ Thuốc Esomeprazole dạng bột đông khô pha tiêm.
Esomeprazole là loại thuốc thuộc về nhóm ức chế bơm proton
Esomeprazole là loại thuốc thuộc về nhóm ức chế bơm proton

3. Tác dụng thuốc

Thuốc Esomeprazole hoạt động với cơ chế là ngăn cản không để dạ dày tiết axit. Từ đó giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu như là ho dai dẳng, khó nuốt, ợ nóng… Dù có thể giúp làm giảm triệu chứng ợ nóng nhưng lưu ý cũng cần thời gian từ 1 đến 4 ngày thuốc mới có thể phát huy được công dụng của nó.
Ngoài ra Esomeprazole còn được chỉ định điều trị các tình trạng như là loét dạ dày, viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và có một số hội chứng có liên quan đến dạ dày tăng tiết axit. Có thể kể đến như là viêm thực phẩm hoặc hội chứng Zollinger - Edison.
Thuốc còn được chỉ định dùng ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày bởi khuẩn H.pylori hay tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc kháng viêm không có Steroid NSAID.
Bên cạnh đó còn có thêm một số những mục đích điều trị khác vẫn chưa được liệt kê ở trên.

4. Chống chỉ định dùng thuốc

Tuyệt đối không được dùng Esomeprazole cho đối tượng bị dị ứng với thành phần thuốc. Hoặc đối tượng dùng dược phẩm cùng nhóm như là Prevacid, Nexium, Lansoprazole, pantoprazole, omeprazole, rabeprazole, Dexilant, Protonix cùng với một số loại thuốc khác.

5. Thận trọng khi dùng

♦ Vì chứng ợ nóng do dạ dày thường bị nhầm chung với bệnh tim mạch. Do vậy bệnh nhân cần kết hợp theo dõi cùng triệu chứng biểu hiện. Nếu như thấy cơ đau lan xuống vai hoặc hàm và có đau đầu nhẹ, người hay bồn chồn lo lắng. Vậy thì cần phải liên hệ cùng chuyên gia để được hỗ trợ tư vấn giải pháp chữa trị.
♦ Vì thuốc ức chế bơm proton nó có thể gây che lấp đi biểu hiện của ung thư dạ dày. Vậy nên người bệnh cần lưu ý khi dùng Esomeprazole.
♦ Nếu sử dụng thuốc kéo dài thì còn có thể gây nguy cơ bị viêm teo dạ dày.
♦ Vẫn chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng thuốc Esomeprazole đến đối tượng phụ nữ mang thai. Nhưng để đảm bảo an toàn thì thai phụ cần phải tư vấn bác sĩ kỹ càng trước khi có ý định dùng.
♦ Vì Esomeprazole có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ do vậy nếu mẹ đang dùng thuốc thời kỳ cho bé bú thì phải ngưng dùng thuốc hoặc ngưng cho trẻ bú dựa vào tầm quan trọng của thuốc điều trị.
♦ Với bệnh nhân mà tiền sử bị gan, thận, loãng xơ, bệnh lupus hoặc là nồng độ Magie bên trong máu thấp cũng phải cẩn trọng khi dùng.
Thuốc Esomeprazole hoạt động với cơ chế là ngăn cản không để dạ dày tiết axit
Thuốc Esomeprazole hoạt động với cơ chế là ngăn cản không để dạ dày tiết axit

6. Cách dùng thuốc

Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chỉ định từ nhà sản xuất. Thường liệu trình thuốc Esomeprazole kéo dài từ 4 đến 8 tuần. Nếu sau khoảng thời gian này mà bệnh tiến triển chậm thì bác sĩ sẽ sử dụng liệu trình thứ hai.
Người bệnh trong quá trình dùng thuốc cần lưu ý như sau:
→ Uống thuốc trước khi ăn ít nhất là 1 giờ đồng hồ.
→ Uống nguyên viên không được nhai nghiền nát vì làm vỡ kết cấu của thuốc.
→ Dùng thuốc song song cùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Sucraflate. Nhưng thời điểm dùng 2 loại thuốc này cần cách nhau khoảng nửa tiếng.
→ Cần dùng thuốc theo đúng liều chỉ định kể cả lúc triệu chứng bệnh được thuyên giảm.

7. Liều dùng dùng

Người bệnh có thể tham khảo liều sử dụng đúng theo mô tả từ nhà sản xuất hoặc là chỉ định bác sĩ để sớm được khỏi bệnh. Cụ thể liều dùng Esomeprazole thông thường như sau:
Dùng Esomeprazole với người lớn:
Nếu bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì:
→ Uống 20mg thuốc Esomeprazole Magnesium 1 lần 1 ngày và liên tục 14 ngày.
→ Uống 24.65mg thuốc Esomeprazole Strontium 1 lần 1 ngày và trong 4 tuần liên tục.
Nếu bị bệnh viêm thực quản ăn mòn thì:
→ Dùng từ 20 đến 40mg Esomeprazole Magnesium uống 1 lần một ngày trong 4 tuần liên tục.
→ Dùng 24.65 đến 49.3mg Esomeprazole Strontium uống 1 lần một ngày liên tục từ 4 đến 8 tuần.
Sau phát đồ chữa trị đầu tiên nếu như bệnh vẫn không thuyên giảm thì lúc này bệnh nhân sẽ dùng liều duy trì như sau:
→ Dùng 20mg Esomeprazole Magnesium uống 1 ngày 1 lần.
→ Dùng 24.6mg Esomeprazole Strontium uống 1 ngày 1 lần.
Nếu bị bệnh viêm thực quản và trào ngược dạ dày thực quản thì:
→ Tiêm tĩnh mạch liều 20mg hoặc 40mg một lần một ngày và dùng tối đa 10 ngày.
Nếu bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày thì cần phối chung với thuốc Esomeprazole 2 -3 thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.
Nếu bị viêm loét dạ dày vì dùng thuốc chống viêm không chứa Steroid thì:
→ Sử dụng 40mg Esomeprazole Magnesium dùng 2 lần 1 ngày.
→ Sử dụng 49.3mg Esomeprazole Strontium sử dụng 1 ngày 2 lần.
Nếu bị chứng tăng tiết axit thì:
→ Dùng 40mg Esomeprazole Magnesium uống 2 lần 1 ngày.
→ Dùng 49.3mg Esomeprazole Strontium uống 2 lần 1 ngày.
Nếu bị hội chứng Zollinger-Ellison thì:
→ Sử dụng 40mg Esomeprazole Magnesium uống 2 lần 1 ngày.
→ Sử dụng 49.3mg Esomeprazole Strontium uống 2 lần 1 ngày.
Nếu để dự phòng viêm loét dạ dày thì:
→ Dùng Esomeprazole Sodium với liều khởi đầu là 80mg và truyền tĩnh mạch trong thời gian 30 phút. Sau đó duy trì 8mg mỗi giờ và truyền tĩnh mạch liên tục trong thời gian 72 giờ.
Dùng thuốc Esomeprazole với trẻ em:
Nếu dùng điều trị trào ngược dạ dày thực quản thì:
→ Trẻ từ 1 đến 11 tuổi sử dụng 10g Esomeprazole Magnesium 1 lần 1 ngày và kéo dài liệu trình 8 tuần.
→ Trẻ từ 12 đến 17 tuổi sử dụng 20mg Esomeprazole Magnesium 1 lần 1 ngày và kéo dài liệu trình 4 tuần.
→ Trẻ từ 1 tháng đến 1 tuổi dùng Esomeprazole Sodium truyền tĩnh mạch 0.5mg trong thời gian từ 10 đến 30 phút.
→ Trẻ từ 1 đến 17 tuổi và nhẹ hơn 55kg dùng Esomeprazole Sodium truyền tĩnh mạch 10mg trong thời gian từ 10 đến 30 phút.
→ Trẻ từ 12 đến 17 tuổi và nặng hơn 55kg dùng Esomeprazole Sodium truyền tĩnh mạch 20mg trong thời gian từ 10 đến 30 phút.
Nếu dùng điều trị thực quản ăn mòn:
Với trẻ từ 1 tháng đến 1 tuổi:
→ Khi trẻ nặng từ 3 đến 5kg dùng 2.5mg Esomeprazole Magnesium 1 lần 1 ngày.
→ Khi trẻ nặng từ 5 đến 7.5kg dùng 5mg Esomeprazole Magnesium 1 lần 1 ngày.
→ Khi trẻ nặng từ 7.5 đến 12kg dùng 10mg Esomeprazole Magnesium 1 lần 1 ngày.
Với trẻ từ 1 tuổi đến 11 tuổi:
→ Nếu trẻ dưới 20kg sử dụng 10mg Esomeprazole Magnesium 1 lần 1 ngày và dùng trong liệu trình 8 tuần.
→ Nếu trẻ trên 20kg sử dụng 10mg đến 20mg Esomeprazole Magnesium 1 lần 1 ngày và dùng từ 4 đến 8 tuần.

8. Cách bảo quản thuốc

Để thuốc ở nơi mát mẻ khô ráo và tránh nơi có ánh sáng trực tiếp, nơi ẩm ướt như là nhà tắm, ngăn đá. Ngoài ra cần để Esomeprazole ở xa tầm với trẻ cùng thú nuôi.
Cần báo cho bác sĩ tất cả loại thuốc bạn đang dùng để tránh tương tác thuốc
Cần báo cho bác sĩ tất cả loại thuốc bạn đang dùng để tránh tương tác thuốc

LƯU Ý CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG THUỐC ESOMEPRAZOLE

1. Khuyến cáo khi dùng

♦ Bởi vì thuốc Esomeprazole có thể gây ra một số vấn đề về thận do vậy bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ nếu như thấy tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có lẫn kèm máu.
♦ Esomeprazole có thể sẽ gây tiêu chảy vì vậy bệnh nhân phải cẩn trọng nếu như tiêu chảy nước hoặc là có máu lẫn bên trong.
♦ Esomeprazole sẽ làm tăng nguy cơ bị Lupus hoặc làm cho bệnh nghiêm trọng hơn. Vì vậy cần phải liên hệ với chuyên gia nhanh chóng nếu như thấy có nổi mẩn ở má hoặc cánh tay. Đặc biệt khi ra nắng thì triệu chứng lại càng nghiêm trọng.
♦ Sử dụng thuốc trong thời gian dài làm tăng nguy cơ bị loãng xương.
♦ Dùng thuốc hơn 3 năm có thể người bệnh bị thiếu vitamin B12.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Khi dùng thuốc điều trị thì bệnh nhân có thể sẽ bị gặp một số những tác dụng phụ nhẹ như là: Tiêu chảy nhẹ, buồn ngủ, nhức đầu, ợ hơi, táo bón, buồn nôn, đau dạ dày, khô miệng.
Ngoài ra có một số đối tượng thì triệu chứng bệnh có thể càng nghiêm trọng hơn như là tiểu ra máu, tiểu ít, nhịp tim rối loạn, tim đập nhanh, ho, co giật, run, chuột rút cơ bắp, cảm giác bồn chồn, co thắt tay chân, nghẹn, động kinh và tăng nguy cơ polyp dạ dày.
Ngoài ra còn có một số những triệu chứng tác dụng phụ khác chưa được kể. Do vậy nếu bản thân trong quá trình dùng thuốc thấy có bất cứ triệu chứng nào bất thường cần phải liên hệ cùng bác sĩ để có được hướng khắc phục kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Dùng Esomeprazole có thể tương tác cùng với một số loại thuốc như: Diazepam, Digoxin, Cilostazol, Thuốc chống nấm, Clopidogrel, Thuốc điều trị HIV/ AIDS, Mycophenolate mofetil, Thuốc chống đông máu Warfarin, Erlotinib, Rifampin, Thuốc sắt, Tacrolimus và Methotrexate.
Danh sách vừa kể vẫn chưa được liệt kê đầy đủ thuốc tương tác cùng Esomeprazole. Do vậy bệnh nhân cần phải kể rõ với bác sĩ bất cứ loại thuốc nào mình đang dùng để bác sĩ có được chỉ định sử dụng hiệu quả.

4. Nếu dùng thiếu liều hoặc quá liều

Nếu dùng thiếu liều: Có thể làm giảm hiệu quả chữa trị do đó bệnh nhân cần phải uống ngay khi vừa nhớ ra. Nhưng nếu như thời gian đó gần đến liệu trình dùng liều tiếp theo thì cần ngưng và dùng theo đúng lộ trình. Không được tự ý gấp đôi liều.
Nếu dùng quá liều: Dẫn đến các triệu chứng như co giật, run, rối loạn nhịp tim… Lúc đó cần ngưng dùng thuốc và tìm đến bác sĩ để được xử lý ngay.
Một vài chia sẻ của chuyên gia:
Chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu chia sẻ bệnh nhân cần phải tìm đến địa chỉ phòng khám uy tín để được khám và chỉ định dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị phù hợp. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc Esomeprazole vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong quá trình dùng thuốc nếu thấy có bất cứ một bất thường nào cần liên hệ bác sĩ ngay.
Bài viết chúng tôi vừa trình bày hy vọng rằng đã phần nào giúp bạn thêm hiểu rõ về thuốc Esomeprazole cùng cách dùng hiệu quả.