25 thg 6, 2020

Thuốc cảm cúm tiffy sự lựa chọn của nhiều người

Thuốc cảm cúm tiffy và những thông tin hữu ích bạn cần biết

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị ho, cảm cúm, hạ sốt… nhưng thuốc cảm cúm tiffy vẫn là sự lựa chọn quen thuộc của nhiều người. Mặc dù khá phổ biến, song nhiều người vẫn chưa nắm rõ về tác dụng thực sự của thuốc, liều dùng, công dụng cũng như các phản ứng phụ có thể xảy ra… Bài viết dưới đây là những thông tin hữu ích giúp bạn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.

THUỐC CẢM CÚM TIFFY – THÔNG TIN CHUNG VỀ SẢN PHẨM

Thuốc cảm cúmtiffy được biết đến là một loại thuốc trị cảm cúm “đời đời” ở Việt Nam; được nhiều gia đình lựa chọn để trong tủ thuốc gia đình hoặc thuận tiện mang theo khi đi du lịch. Hiện nay, thuốc được bào chế dưới 2 dạng viên nén và siro. Để sử dụng điều trị an toàn, đúng mục đích và phát huy hiệu quả tốt nhất trước khi sử dụng bạn nên đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của chuyên gia/ dược sĩ.
** Thông tin về thuốc Tiffy:
+ Tên biệt dược: Tiffy;
+ Nhóm thuốc: Điều trị cảm cúm.
+ Thành phần: Paracetamol, Clorpheniramin maleat, Phenylephrin HCl
+ Dạng bào chế: Dạng viên nén, Siro – dung dịch
+ Đóng gói:
● Viên nén: 1 hộp x 25 vỉ x 4 viên và được đóng gói trong hộp giấy
● Dung dịch siro: 30ml, 50ml và đựng trong chai thủy tinh, chai nhựa và bảo quản bằng hộp giấy bên ngoài.

TÌM HIỂU CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA THUỐC Cảm cúm TIFFY

Để nắm rõ về cơ chế tác dụng của thuốc tiffy, chúng ta cần nắm rõ tác dụng của các thành phần có trong thuốc. Như sau:
● Paracetamol: Đây là loại thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt (không chứa steroid). Thuốc hoàn toàn không có tác dụng chống sưng, viêm.
● Chlorpheniramine: Thuốc kháng thụ thể H1- histamin có tác dụng chống dị ứng nên thường được sử dụng để điều trị viêm mũi dị ứng, giãn tĩnh mạch và dị ứng da (đau, ngứa do côn trùng cắn)
● Phenylpropanolamine: Đây là dạng dược dụng của Phenylephrin (một loại amin giao cảm) tác động lên các tĩnh mạch và động mạch của cơ thể; được sử dụng chủ yếu trong điều trị thông mũi, thu hẹp mạch máu, viêm mũi, nghẹt mũi…

TIFFY: CHỈ ĐỊNH & CHỐNG CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ

► Chỉ định

Như đã trình bày về thành phần cụ thể có trong tiffy, loại thuốc này được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:
● Điều trị cảm cúm
● Giảm các triệu chứng gây đau nhức (ở mức độ vừa phải): đau nửa đầu, đau răng, đau dây thần kinh, đau cơ, đau do chấn thương…
● Hạ sốt
● Viêm mũi dị ứng
● Nghẹt mũi, sổ mũi
● Ho
** Lưu ý: Thuốc tiffy cũng được bác sĩ chỉ định điều trị một số bệnh lý khác (có thể kết hợp với nhiều loại thuốc khác)

► Chống chỉ định

Trước khi sử dụng, bệnh nhân cần đọc kỹ các hướng dẫn đã được in trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Không được sử dụng thuốc tùy tiện khi chưa đi khám và có sự chẩn đoán bệnh cụ thể.
Bởi trong rất nhiều trường hợp tiffy được khuyến cáo không được sử dụng như:
+ Bệnh nhân quá mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc
+ Bệnh nhân có tiền sử bị suy gan, suy thận
+ Bệnh nhân đang điều trị các bệnh lý khác (bao gồm dùng thuốc kê toa, không kê toa, thực phẩm chức năng, thảo dược)
+ Người gặp các vấn đề về rối loạn chuyển hóa, tăng huyết áp, cường giáp, bệnh động mạch vành,…
+ Phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em, người cao tuổi… cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ và sử dụng đúng chỉ dẫn

HƯỚNG DẪN CÁCH SỬ DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Tiffy là loại thuốc thông dụng, song bạn không nên vì thế mà chủ quan! Hãy dùng thuốc theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ và đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả. Không được dùng thuốc quá liều, giảm liều, bỏ thuốc giữa chừng hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc hơn so với thời gian được bác sĩ chỉ định.

► Cách dùng và liều dùng tiffy dạng viên nén

Thuốc tiffy dạng viên nén được sử dụng đơn giản thông qua đường uống. Bệnh nhân uống trực tiếp viên thuốc với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Nên để nguyên không được bẻ, cắn, nghiền nát thuốc nếu không có chỉ dẫn bác sĩ.
**Lưu ý, bệnh nhân tuyệt đối không uống thuốc với các loại nước khác như sữa, nước có gas, cà phê hoặc uống sát thời gian dùng rượu, bia… sẽ làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc.
Liều lượng sử dụng:
+ Người lớn: Mỗi ngày uống từ 2-3 lần; mỗi lần 1-2 viên (theo chỉ định bác sĩ)
+ Trẻ nhỏ: Mỗi ngày uống từ 2-3 lần; mỗi lần ½ viên (theo chỉ định bác sĩ)
→ Nên dùng thuốc sau bữa ăn

► Cách dùng và liều dùng tiffy dạng siro

Đối với siro thường sử dụng nhiều hơn ở trẻ em, dung dịch dễ uống. Cách dùng thuốc như sau: Bệnh nhân lấy một lượng thuốc vừa đủ (nó cốc chia vạch kèm theo trong hộp hoặc rót ra thìa), uống trực tiếp siro tiffy. Sau đó dùng nước lọc hoặc nước sôi để nguội để tráng miệng.
Tuyệt đối không được uống sữa, nước ngọt có gas, nước hoa quả, cà phê, bia, rượu… trước hoặc sau khi vừa uống thuốc xong.
Liều lượng sử dụng:
Người lớn: liều lượng 10ml/lần uống; mỗi ngày 3-4 lần
Trẻ từ 1 tháng – 3 tuổi: liều lượng 2,5ml – 5ml/lần uống
Trẻ từ 3 – 6 tuổi: liều lượng 5ml/lần uống
Trẻ từ 6 – 12 tuổi: liều lượng 5 – 10ml/lần uống.
Lưu ý, mỗi lần uống thuốc nên cách nhau từ 4 - 6 giờ tiếng và lấy thuốc với liều lượng đều nhau.

MỘT SỐ LƯU Ý CẦN NẮM KHI SỬ DỤNG TIFFY CẢM CÚM

Để có liệu trình dùng thuốc an toàn, nếu có bất kỳ lo lắng hay thắc mắc trong quá trình dùng thuốc, các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên bạn hãy liên hệ bác sĩ/ dược sĩ để được giải đáp cụ thể. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần nắm một số lưu ý sau:

► Cách bảo quản thuốc

+ Thuốc tiffy nên để ở nơi khô, thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ C; sạch sẽ và không bị ẩm ướt.
+ Chỉ bóc viên thuốc cần uống và sử dụng ngay sau khi bóc. Không để thuốc khỏi vỉ ở ngoài không khí quá lâu nếu không có nhu cầu sử dụng sẽ dễ gây ẩm, mốc, biến chất, đổi màu hoặc nhiễm khuẩn...
+ Đối với siro sau khi lấy thuốc uống xong phải gài nắp thật kỹ, bỏ vào hộp.
+ Nên để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em, các động vật nuôi trong gia đình

► Thận trọng khi dùng thuốc

Mặc dù được sử dụng phổ biến, song thuốc tiffy dễ gây triệu chứng buồn ngủ hoặc mệt mỏi nên những người tham gia giao thông, điều khiển máy móc nên cẩn trọng khi dùng thuốc và tốt nhất là nên nghỉ ngơi cho đến khi tỉnh táo sau khi uống thuốc.

► Một số tác dụng phụ có thể xảy ra

Tùy vào cơ địa mỗi người, trong quá trình sử dụng vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ như: khô miệng, chóng mặt, buồn ngủ, phát ban, bí tiểu… và một số tác dụng phụ ít gặp hơn chưa được đề cập. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu phát hiện các bất thường ở cơ thể để được xử lý kịp thời.

►Tương tác thuốc

Theo khuyến cáo từ chuyên gia, thuốc tiffy cảm cúm có thể tương tương tác với một số loại thuốc/thức uống sau đây:
+ Rượu, bia và các thức uống có chứa cồn
+ Các loại thuốc như: thuốc chống đông máu, thuốc chống trầm cảm 3 vòng; thuốc chẹn beta; thuốc trị tăng huyết áp.
**Tương tác thuốc có thể gây mất tác dụng của thuốc hoặc gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Hãy khai báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào kể trên để được cân nhắc điều trị phù hợp hơn

► Cách xử lý khi dùng quá liều

Cảnh báo: Việc dùng thuốc quá liều sẽ gây tổn thương cho gan, rối loạn chuyển hóa, thận… do đó, tuyệt đối không được lạm dụng thuốc với mong muốn rút ngắn thời gian điều trị. Đây là một suy nghĩ sai lầm! Cần điều trị theo đúng chỉ dẫn bác s.
Nếu vô tình uống quá liều và thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được tư vấn, khắc phục kịp thời, bảo vệ an toàn cho sức khỏe.

► Một số trường hợp nên ngưng dùng thuốc tiffy trị cảm cúm

Chuyên gia PK Đa Khoa Hoàn Cầu khuyên bạn nên ngừng uống tiffy khi:
+ Được chuyên gia/ bác sĩ điều trị yêu cầu cần thực hiện dừng thuốc theo hướng dẫn
+ Khi dùng thuốc theo chỉ định mà triệu chứng bệnh không thuyên giảm hoặc có xu hướng nặng hơn. Hãy đi khám và bác sĩ sẽ tư vấn chữa trị thay thế.
+ Nếu cơ thể đã hết hẳn các triệu chứng bệnh (ho, sổ mũi, đau đầu, cảm…) hãy dừng thuốc. Việc kéo dài điều trị sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể!
Với những thông tin về thuốc cảm cúm tiffy mong rằng bạn đã nắm rõ và sử dụng thuốc đúng cách, an toàn. Chúc bạn khỏe mạnh!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét