Thuốc Trimetazidin có công dụng gì và lưu ý gì khi dùng?
Bệnh nhân bị đau thắt vùng ngực vì bị giảm oxy cùng máu đến tim thường sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc Trimetazidin. Vậy loại thuốc này mang lại công dụng ra sao? Dùng như thế nào là chính xác? Lưu ý gì về thuốc Trimetazidin trong quá trình sử dụng? Toàn bộ những thắc mắc này của bạn đều được chúng tôi lý giải tận tình thông qua bài viết sau đây.
GIỚI THIỆU THUỐC TRIMETAZIDIN
Trimetazidin chính là loại thuốc được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân bị đau thắt ngực hoặc đau tim. Vì bị giảm lượng oxy cùng lượng máu đến tim. Ngoài ra thuốc Trimetazidin còn được chỉ định điều trị khi bệnh nhân bị chóng mặt, ù tai.
Tên hoạt chất của thuốc là Trimetazidine và thuộc về thương hiệu Vastarel. Thuốc Trimetazidin được bào chế dưới dạng viên nén.
THÔNG TIN VỀ THUỐC TRIMETAZIDIN
1. Thuốc có công dụng như thế nào?
Trimetazidin chính là thuốc được chỉ định tình trạng đau thắt ngực, đau tim bởi bị giảm lượng máu, lượng cung cấp oxy đến tim. Hơn nữa nó còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tim. Ở đây Trimetazidin chính là chất chuyển hóa chống lại tình trạng thiếu máu cục bộ.
Mặc khác với thuốc Trimetazidin nó còn được sử dụng với công dụng cải thiện chức năng tâm thất trái đối với một số những bệnh nhân tiểu đường bị mắc bệnh tim.
Tên hoạt chất của thuốc là Trimetazidine
2. Thành phần hóa học của thuốc
Bên trong thuốc có chứa thành phần chính đó làTrimetazidin dihydrochloride.
3. Chống chỉ định dùng thuốc
Với những đối tượng bị dị ứng hoặc cơ địa mẫn cảm với một số thành phần bên trong thuốc. Hoặc đối tượng không có nhu cầu chữa trị đau thắt ngực không nên dùng Trimetazidin.
Ngoài ra một số trường hợp khác không được yêu cầu sử dụng thuốc Trimetazidin. Bệnh nhân lưu ý không được tự ý mua và dùng nếu như vẫn chưa được bác sĩ hay dược sĩ chuyên môn chỉ định.
Một số những đối tượng dưới đây cũng không được dùng Trimetazidin:
♦ Đối tượng bị các triệu chứng bệnh Parkinson hoặc bị bệnh Parkinson.
♦ Đối tượng bị suy thận nặng.
♦ Đối tượng bị chứng rối loạn vận động hoặc chân không yên.
4. Cơ chế hoạt động thuốc Trimetazidin ra sao?
Trimetazidin chính là chất chuyển hóa chống tình trạng thiếu máu cục bộ dẫn đến ức chế oxy hóa axit béo. Đồng thời tăng cường oxy hóa glucose để ngăn chặn giảm nồng độ ATP nội bào.
Thuốc sẽ được hấp thụ vào cơ thể hiệu quả qua đường uống bằng miệng. Hơn nữa nó còn được chuyển hóa ở gan tạo thành chất chuyển hóa không hoạt động. Thuốc Trimetazidin sẽ bài tiết qua nước tiểu trong khoảng từ 5 đến 6 giờ bán thải.
Cần dùng thuốc theo hướng dẫn
5. Cách sử dụng thuốc Trimetazidin ra sao?
Bệnh nhân sau khi ăn no 30 phút sẽ uống thuốc. Hoặc cũng có thể sử dụng với thức ăn 2 lần 1 ngày. Bệnh nhân cần lưu ý uống nhiều nước giúp cho thuốc trong cơ thể được hấp thu tốt hơn.
6. Về liều lượng dùng thuốc
Bệnh nhân chú ý dùng thuốc đúng theo chỉ định từ nhà sản xuất hoặc theo chỉ định bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý điều chỉnh nhiều hơn hoặc ít hơn về liều dùng thuốc.
Liều dùng Trimetazidin với người lớn: Dùng từ 40 đến 60mg 1 ngày và chia làm nhiều lần uống.
Liều dùng Trimetazidin với trẻ em: Thực tế vẫn chưa có nghiên cứu cùng quyết định dùng thuốc. Do vậy bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Trimetazidin cho trẻ em.
7. Về cách bảo quản
Bạn bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng và tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp cùng ánh nắng mặt trời. Phải để thuốc xa khu vực tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Ngoài ra với thuốc đã hết hạn không được tự ý bỏ vào cống rãnh bồn cầu. Mà cần xử lý theo hướng dẫn ở vỏ hộp.
Một vài chia sẻ khác:
Theo như các chuyên gia của Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu thì bệnh nhân khi phát hiện bản thân bị bệnh không được tự ý mua Trimetazidin về uống. Mà cần phải đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tìm ra giải pháp chữa trị phù hợp. Trong quá trình sử dụng thuốc cần phải thực hiện đúng theo những tư vấn, chỉ định bác sĩ. Nếu có bất cứ những bất thường gì cần phải liên hệ với bác sĩ ngay.
Như vậy là trong toàn bộ bài viết vừa được trình bày ở trên chúng tôi đã giúp bạn tìm ra được thuốc Trimetazidin có công dụng như thế nào, cách dùng ra sao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét