3 thg 6, 2020

Cây huyết rồng và những bài thuốc chữa bệnh

Cây huyết rồng: 9 bài thuốc chữa bệnh của nó

Từ xa xưa, các loại thảo dược thiên nhiên đã được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Trong đó, cây huyết rồng là loại dược liệu được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa trị các bệnh về xương khớp, lưu thông máu, bổ khí huyết… Vậy, cụ thể cây huyết rồng là gì? Công dụng và bài thuốc điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết sau nhé.
Cây huyết rồng sau khi được thu hái, thái lát và phơi khô
Cây huyết rồng sau khi được thu hái, thái lát và phơi khô

Tác dụng dược lý của cây huyết rồng theo y học cổ truyền

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu tác dụng dược lý của cây huyết rồng trong y học hiện đại. Tuy nhiên, trong y học cổ truyền cây huyết rồng được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý như:
♦ Rối loạn kinh nguyệt, chóng mặt hoa mắt: Nhờ vào tính ấm nên huyết rồng giúp làm ấm cơ thể, đào thải hàn khí tích tụ.
♦ Điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp như: Tê thấp, đau lưng, viêm khớp dạng thấp, đau dây thần kinh hông…
♦ Bồi bổ khí huyết, điều trị ứ huyết và mạch xương khớp. Đặc biệt, cây huyết rồng mang lại hiệu quả tốt hơn cho người già.
♦ Điều trị đổ mồ hôi trộm, các triệu chứng thiếu máu và suy nhược cơ thể.
♦ Cây huyết rồng cũng được sử dụng nhiều trong những bài thuốc trị bệnh đau dạ dày. Do loại dược liệu này có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, chữa phù nề, trung hòa acid dạ dày, làm lành các vết loét.

CÁC BÀI THUỐC TỪ CÂY HUYẾT RỒNG

Cây huyết rồng được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian, mỗi bài thuốc sẽ có liều lượng và cách dùng khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc từ cây huyết rồng:
Bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp từ cây huyết rồng
 Dược liệu: Cây huyết rồng, thổ phục linh, rễ vòi voi, hy thêm mỗi vị thuốc 16g; sinh địa, ngưu tất mỗi vị thuốc 12g; rễ cà gai leo, rễ cây cúc áo, nam độc lực, huyết dụ mỗi vị thuốc 10g
♦ Cách thực hiện: Sắc các dược liệu kể trên chung với nhau và sử dụng mỗi ngày, có thể chia thuốc thành từng phần nhỏ cho dễ dùng.
Bài thuốc chữa đau khớp từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: Huyết rồng, uy linh tiên, độc hoạt mỗi vị thuốc 12g, 10g ngũ gia bì và 10g tang chi.
♦ Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nhau, lọc lấy nước uống hằng ngày.
Bài thuốc chữa đau lưng từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: Cây huyết rồng, tỷ giải, rễ trinh nữ, ý dĩ mỗi vị thuốc 16 g; cỏ xước 12g; quế chi, thiên niên kiện, rễ lá lốt mỗi vị thuốc 8g, trần bì 6g.
♦ Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nhau, lọc lấy nước uống hằng ngày.
Bài thuốc chữa đau dây thần kinh hông từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: 20g cây huyết rồng, 12g ngưu tất, 12g hồng hoa, 12g nghệ vàng, 12g đào nhân, 10g nhọ nồi, 4g cam thảo.
♦ Công dụng: Giảm đau nhức, khó chịu, ngăn ngừa bệnh phát triển nặng.
Cây huyết rồng điều trị các bệnh xương khớp, bổ khí huyết, lưu thông máu
Cây huyết rồng điều trị các bệnh xương khớp, bổ khí huyết, lưu thông máu
Bài thuốc chữa tê thấp, nhức mỏi gân cốt từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: Cây huyết rồng, rễ gối hạc, cây mua núi mỗi vị thuốc 12g; vỏ thân ngũ gia bì chân chim, rễ phòng kỷ, dây đau xương mỗi vị thuốc 10g.
♦ Cách thực hiện: Phơi khô dược liệu và ngâm với rượu. Uống 2 lần/ ngày, 15 – 25 ml/ lần.
Bài thuốc chữa tình trạng đau chân, đùi từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: Cây huyết rồng 30g, trạch lan 30g; ngưu tất, xích thược, mộc qua mỗi vị thuốc 15g; đào nhân, trạch tả, hương truật mỗi vị thuốc 9g; ô dược 6g
♦ Cách thực hiện: Sắc lấy nước uống, có thể chia thành các phần nhỏ để dễ uống hơn.
Bài thuốc chữa chống mặt, mệt mỏi, thiếu máu từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: Huyết rồng 16g, nhân sâm 10g, hà thủ ô đỏ 10g; đương quy, thục địa và đan sâm mỗi vị thuốc 12g.
♦ Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nhau, lọc lấy nước uống hằng ngày.
Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: Huyết rồng 16g, ích mẫu 12g, ngưu tất 10g, nghệ vàng 6g,
♦ Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nhau, lọc lấy nước uống hằng ngày.
Bài thuốc chữa đổ mồ hôi trộm từ cây huyết rồng
♦ Dược liệu: Cây huyết rồng 16g, đường quy 16g; bạch truật, hoàng kỳ, sa sâm, hoài sơn, ý dĩ nhân, tỷ giải mỗi vị thuốc 12g cùng với thương truật, sài hồ, ô tạc cốt, mẫu lệ, lá lốt
♦ Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với nhau, lọc lấy nước uống hằng ngày.

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÂY HUYẾT RỒNG

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng cây huyết rồng trong việc điều trị bệnh:
 Không sử dụng cây huyết rồng cho các trường hợp dị ứng/ mẫn cảm với các thành phần có trong dược liệu.
► Người bệnh nên thông báo với thầy thuốc khi đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác.
► Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú không được phép tự ý sử dụng các bài thuốc từ cây huyết rồng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ.
Gợi ý địa chỉ chữa bệnh xương khớp và rối loạn kinh nguyệt uy tín, hiệu quả
 Theo ý kiến từ các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu, để đảm bảo an toàn người bệnh nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, thầy thuốc khi điều trị đau thấp khớp, rối loạn kinh nguyệt bằng cây huyết rồng.
Những thông tin về cây huyết rồng đã được chuyên gia cung cấp trong bài viết trên, tuy nhiên bài viết chỉ nên được dùng để tham khảo.

Thông tin liên hệ:
Website: https://dakhoahoancautphcm.vn/
Xem các báo nói về chúng tôi:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét